VẠCH TRẦN ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN CỦA PHẠM BÁ HOA
Mới đây, trên trang Doithoạionline Phạm Bá Hoa đã đăng bài viết.“Cam kết cải thiên nhân quyền chỉ là lời hứa suông”. Nội dung bài viết thể hiện rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước ta, kích động, lôi kéo các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu mà Đảng, Nhà nước ta đã đạt được trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người.
Trong bài viết, Phạm Bá Hoa đã trích dẫn nhận định của Tổ chức theo dỡi nhân quyền (HRW) rằng“Việt Nam đã bác bỏ khuyến nghị sửa đổi Điều 117- tuyên truyền chống nhà nước – mang tính vi phạm nhân quyền và Điều 331- lợi dụng các quyền tự do dân chủ trong Bộ Luật hình sự mà Nhà nước cầm quyền Việt Nam thường xuyên sử dụng để bịt miệng những người chỉ trích”.
Đây là những luận điệu vô căn cứ, xuyên tạc về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Luận điệu đòi “Sửa đổi các điều luật 117, 331 mơ hồ về an ninh quốc gia trong Bộ luật hình sự” là lý do để tuyên truyền, xuyên tạc, hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn luận” nói lên tiếng nói của công dân. Các hoạt động kêu gọi xóa bỏ điều luật nhằm tạo cơ hội cho các đối tượng chống phá nhà nước tuyên truyền, can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Mục tiêu mà các đối tượng phản động, chống đối đặt ra là xuyên tạc, bịa đặt, kích động quần chúng nhân dân nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nước Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm tốt quyền con người; coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và phát triển đất nước góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển đất nước. Quyền con người chỉ có thể bị hạn chế khi chính họ vi phạm vào những điều mà pháp luật không cho phép.
Vậy, tại sao Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) và Phạm Bá Hoa lại cố tình rêu rao “Việt Nam đã bác bỏ khuyến nghị sửa đổi Điều 117 và Điều 331 trong Bộ Luật Hình sự”?. Mục đích của chúng là gì?
Thứ nhất, tạo cơ hội cho các đối tượng phản động thoát khỏi “vùng cấm” của luật pháp, đứng ngoài vòng pháp luật để dễ bề hoạt động chống phá mà không bị chế tài pháp luật xử lý. Có thể nói, nếu Việt Nam sửa đổi Điều 117, Điều 331 trong Bộ luật hình sự sẽ tạo ra kẽ hở về mặt pháp lý để các phần tử phản động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, chúng sẽ dễ ràng tuyên truyền, tán phát các tài liệu chống phá Đảng, Nhà nước, do đó các đối tượng ra sức kêu gọi, tạo sức ép để Việt Nam sửa đổi, thậm chí xóa bỏ Điều 117, Điều 331 trong Bộ luật hình sự. Nếu Việt Nam chấp nhận sửa đổi Điều 117, Điều 331 thì âm mưu phát tán tài liệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, can thiệp vào quyền “tự do ngôn luận” sẽ không pháp luật cản trở.
Thứ hai, kích động, lôi kéo các tổ chức theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông thiếu thiện chí, các đối tượng cơ hội, phản động thường xuyên có các bài viết chống phá Việt Nam như đài RFA, RFI, Tổ chức Việt Tân… tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá, thông qua các hoạt động tuyên truyền, kêu gọi, tẩy chay, đòi xóa bỏ các điều luật trong Bộ Luật hình sự, qua đó đánh lạc hướng dư luận để tạo suy nghĩ rằng môi trường chính trị của Việt Nam đang “rối ren”; tâm lý người dân bất ổn, hoang mang, qua đó hòng tạo áp lực dư luận để đòi hỏi phải thay đổi các quy định hoặc xóa bỏ các điều luật này.
Thứ ba, tăng cường các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, hướng lái làm thay đổi nhận thức của quần chúng nhân dân, tiến tới xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc kêu gọi sửa đổi hai điều luật trong Bộ luật Hình sự nhằm mục đích xuyên tạc, vu khống, hạ bệ hình ảnh Việt Nam, quy chụp cho Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; vu cáo nhà nước sử dụng các điều luật này để “bóp nghẹt” quyền tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân được Hiến định.
Như vậy, những luận điệu đòi sửa đổi Điều 117, Điều 331 trong Bộ luật hình sự của Tổ chức theo dỡi nhân quyền (HRW) và Phạm Bá Hoa là một đòi hỏi phi lý, đi ngược lại với lợi ích chung của toàn xã hội. Chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan rằng Điều 117, Điều 331 trong Bộ luật hình sự được ban hành hoàn toàn hợp hiến, không vi hiến như các đối tượng chống đối vẫn tuyên truyền, xuyên tạc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét