Thứ Ba, 21 tháng 1, 2025

Bản án đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật

 

Bản án đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật

       – Ngày 15/01, trang facebook VOA Tiếng Việt đăng bài viết: “Hai cựu ĐBQH bị phạt 20 năm tù; giới quan sát đặt nghi vấn về công bằng tư pháp”, nhằm xuyên tạc bản chất vụ án, hạ thấp nền tư pháp Việt Nam.

Như thông tin, sáng ngày 13/01, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã mở phiên toà xét xử và tuyên án đối với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân và các đồng phạm về các tội danh “Cưỡng đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Theo đó, Lưu Bình Nhưỡng bị tuyên phạt tổng 13 năm tù về hai tội là “Cưỡng đoạt tài sản” và ”Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi”. Lê Thanh Vân bị tuyên phạt 07 năm tù vì tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Bản án đối với Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân là hoàn toàn xứng đáng, là đúng người, đúng tội, thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp luật và để răn đe với những trường hợp khác. Đây là vụ án nhận được sự quan tâm của dư luận khi họ được xem là có trình độ, nhận thức, có vị trí cao trong xã hội (Lưu Bình Nhưỡng, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lê Thanh Vân, cựu đại biểu Quốc hội, cựu Ủy viên thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội) nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân, gây dư luận xấu và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự. Việc xét xử và có hình thức xử lý nghiêm minh với Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân là lời cảnh tỉnh cho những người đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hay cưỡng đoạt tài sản và minh chứng cho việc điều tra, xét xử các hành vi vi phạm pháp luật theo hướng không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Điều đó cho thấy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam công bằng là: “Sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trong mọi quan hệ xã hội và thiết chế xã hội; mà cốt lõi là sự bình đẳng về thông tin, kinh tế, chính trị và pháp luật”. Thực hiện pháp luật công bằng được hiểu là tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện pháp luật (mọi người đều bình đẳng trước pháp luật), nhất là đối với nghĩa vụ pháp lý của mình; các chủ thể pháp luật không được vi phạm pháp luật, không ai được dựa vào quyền thế để vi phạm pháp luật; tất cả những ai có công lao, có thành tích đều được khen thưởng, và bất kỳ ai vi phạm pháp luật cũng bị trừng phạt theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình, thể hiện sự ăn năn, hối lỗi; đồng thời, mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đây là bản án đúng người, đúng tội, thể hiện tính nghiêm minh của luật pháp, không có bất kỳ một sự hoài nghi nào xung quanh vụ án này. Vì vậy, luận điệu xuyên tạc lố bịch mà VOA Tiếng Việt rêu rao cần phải lên án và đấu tranh bác bỏ./.

Không có nhận xét nào: