Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Ðập tan âm mưu, hoạt động khủng bố chống nước ta của bọn phản động lưu vong "Việt Nam canh tân cách mạng đảng"


Ðập tan âm mưu, hoạt động khủng bố chống nước ta của bọn phản động lưu vong "Việt Nam canh tân cách mạng đảng"

Cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là "Việt Tân") là một tổ chức phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài, đã và đang câu kết với một số đối tượng xấu ở trong nước chống phá Nhà nước ta. Mọi âm mưu, thủ đoạn của chúng đã bị nhân dân và các lực lượng vũ trang ta phát hiện, kịp thời ngăn chặn. Xin cung cấp một số thông tin để bạn đọc thấy rõ những âm mưu, hoạt động khủng bố, phá hoại chống Việt Nam và sự thất bại của chúng.
Sơ lược về tổ chức "Việt Tân"
Thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, ngày 30-4-1980, Hoàng Cơ Minh (phó đề đốc Hải quân ngụy chạy sang Mỹ năm 1975) đã cùng số phần tử có hận thù với đất nước ta lập ra tổ chức phản động lưu vong "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" tại nam California (Mỹ).
Năm 1981, được sự hỗ trợ của một số phần tử cực hữu ở nước ngoài, Hoàng Cơ Minh và đồng bọn lập căn cứ kháng chiến ở  vùng  rừng núi Udon - Thái-lan từ đó làm bàn đạp đưa các nhóm vũ trang xâm nhập lãnh thổ  Việt Nam  hoạt  động phá hoại.
Ngày 10-9-1982, tại căn cứ này, Hoàng Cơ Minh đã tổ chức "đại hội" lập ra cái gọi là "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là "Việt Tân") làm cơ quan đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của "Mặt trận", thành viên trong Ban chấp hành trung ương "Việt Tân" cũng đồng thời là thành viên Ban lãnh đạo "Mặt trận".
Cương lĩnh của "Việt Tân" xác định mục tiêu của tổ chức là nhằm xóa bỏ Nhà nước Việt Nam.
Hoạt động chống Nhà nước Việt Nam của "Việt Tân"
Từ năm 1982 đến năm 1989, dưới sự chỉ đạo của "Việt Tân", "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" đưa hàng chục tên trong lực lượng chúng gọi là kháng quản về các tỉnh phía nam để xây dựng cơ sở trong nước; tiếp đó chúng liên tục đưa các toán vũ trang mang tên "Ðông Tiến 1", "Ðông Tiến 2", "Ðông Tiến 3" xâm nhập Việt Nam qua đường Lào, Cam-pu-chia để lập mật cứ, tiến hành các hoạt động bạo loạn, khủng bố, âm mưu cướp chính quyền ở một số vùng chiến lược của Việt Nam. Ta đã phối hợp với bạn Lào bao vây, truy kích, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu phản động...
Do các hoạt động xâm nhập vũ trang liên tiếp bị thất bại thảm hại và bị ta tiến công mạnh trên mặt trận ngoại giao về hoạt động khủng bố; mặt khác, do các thế lực thù địch bên ngoài không còn mặn mà với các tổ chức hoạt động vũ trang kiểu như "Việt Tân", "Chính phủ Việt Nam tự do" của Nguyễn Hữu Chánh, nhất là sau sự kiện 11-9, "Việt Tân" buộc phải thay đổi phương thức hoạt động, tuy âm mưu, ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam của chúng vẫn không thay đổi. Từ năm 1989 đến năm 2000, "Việt Tân" thành lập thêm một số tổ chức ngoại vi như "Liên minh Việt Nam tự do", "Hội chuyên gia Việt Nam hải ngoại", phát triển lực lượng vào số học sinh, lao động Việt Nam ở các nước Ðông Âu, lập ra "Ủy ban tự do vùng Trung Tiệp" và "Ðông Tiệp"; thông qua các tổ chức này thực hiện "Kế hoạch Nancy" móc nối với số phần tử chống đối ở trong nước thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh các lực lượng dân tộc đổi mới" với ý đồ lật đổ chính quyền ở Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, chúng tiếp tục các hoạt động chống phá nước ta trên một số hướng sau:
Ở ngoài nước, "Việt Tân" triển khai "chiến dịch cờ vàng" nhằm hâm nóng tinh thần chống Việt Nam trong bọn phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài; sử dụng "Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt" (VPAC) để tuyên truyền chống nước ta. Ngày 19-9-2004, "Việt Tân" đã tổ chức lễ ra mắt hoạt động tại Berlin, CHLB Ðức, tiếp đó tuyên bố ở một số nơi trên thế giới như Mỹ, Na Uy, Pháp, Bỉ..., để tập hợp lực lượng, tạo thanh thế và thực hiện các âm mưu, ý đồ chống Việt Nam. Tháng 10-2005, "Việt Tân" cùng với các tổ chức "Ðảng nhân dân hành động" của Nguyễn Sỹ Bình, "Ðảng dân tộc" của Nguyễn Hữu Chánh thành lập cái gọi là "Hội đồng cách mạng cứu quốc" do Nguyễn Khánh làm chủ tịch.
Ðối với trong nước, "Việt Tân" đẩy mạnh hoạt động phát triển lực lượng trong một số công dân Việt Nam học tập, lao động ở nước ngoài, sau đó đưa về nước hoạt động làm hạt nhân, kích thích các hoạt động gây rối an ninh trật tự, lôi kéo tập hợp lực lượng để chuẩn bị tiền đề cho việc tiến hành một cuộc "cách mạng mầu" ở Việt Nam; chúng tích cực hỗ trợ cho các đối tượng xấu trong nước nhen nhóm và tuyên bố thành lập các tổ chức phản động như "Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam", "Ðảng thăng tiến", "Ðảng dân chủ XXI", "khối 8406", cổ vũ, kích động số này tiến hành các hoạt động gây rối an ninh trật tự ở Việt Nam.
Với bản chất côn đồ, manh động, bọn cầm đầu "Việt Tân" tiếp tục chủ trương tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại trong nội địa nước ta. Cuối năm 2002,  công an ta phát hiện "Việt Tân" chỉ đạo một số đối tượng trong nước lập lực lượng vũ trang bí mật, thuê lưu manh, tội phạm hình sự ám sát cán bộ ta, sau đó thủ tiêu số này để bịt đầu mối.
Lợi dụng chính sách mở cửa về kinh tế, mở rộng dân chủ của Ðảng và Nhà nước ta, Việt Tân đang âm mưu đẩy mạnh các hoạt động:
- Tìm cách lợi dụng một số tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nước ngoài để tạo vỏ bọc, đưa lực lượng thâm nhập về Việt Nam hoạt động.
- Tăng cường tác động, lôi kéo học sinh, công nhân Việt Nam đang học tập, lao động ở nước ngoài.
- Lựa chọn trong số những đối tượng phản động, cực đoan trong nước để xây dựng thành lãnh đạo cấp cao của tổ chức, sử dụng số này như "những con thiêu thân" bằng cách đẩy số này ra hoạt động chống chính quyền.
- Xây dựng các văn phòng luật sư, các chương trình tín dụng, các công ty kinh doanh ở trong nước để tạo nguồn tài chính và vỏ bọc hoạt động trong nước.
- Chỉ đạo số cơ sở ngầm của chúng ở trong nước kích động quần chúng nhân dân "đối đầu" với Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra làn sóng quần chúng khiếu kiện khắp nơi trong cả nước, trong đó mưu toan thực hiện  chiến dịch mặc "áo trắng" vào ngày 1, 15 hằng tháng và ngày bầu cử Quốc hội khóa XII; thành lập những nhóm đấu tranh cho quyền "tự do ngôn luận", "tự do lập hội" như "Hội nhà báo tự do", "Hội bảo vệ ký giả", "Nhóm ái hữu công nhân Việt Nam", "Hội dân oan", "Công đoàn độc lập"...
Với sự giúp sức của một số nhân viên sứ quán nước ngoài, và một số tên cầm đầu nhóm chống phá ở trong nước, chúng đã đưa hoặc định đưa một số đối tượng ra nước ngoài đào tạo thành nòng cốt cho việc hình thành các tổ chức phản động; thu thập tài liệu gửi các tổ chức NGO, báo chí nước ngoài lên tiếng gây áp lực, tố cáo Việt Nam vi phạm "dân chủ, nhân quyền".
Ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch công khai hóa tổ chức "Việt Tân" ở trong nước năm 2007. Chúng cho rằng, năm 2007 là năm có thể xảy ra sự kiện có tính chất "bước ngoặt" ở Việt Nam do Việt Nam đã gia nhập WTO, bầu cử Quốc hội với khuynh hướng mở; mặc dù có một số cái gọi là nhóm đối lập đã tuyên bố thành lập ở trong nước, nhưng đều không có tiếng tăm, cho nên chúng coi đây là thời cơ để "Việt Tân" công khai hoạt động ở trong nước.
Tổ chức "Việt Tân" đang phát động các chiến dịch chống Việt Nam ở nước ngoài như vận động Việt kiều và người nước ngoài "tẩy chay" hàng hóa, dịch vụ hàng không của Việt Nam... Và thực tế, chúng đã mở chiến dịch tẩy chay các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, "Việt Tân" ráo riết vận động nhân vật cực hữu trong chính giới một vài nước và một số "tổ chức nhân quyền" ở nước ngoài, như "Quan sát nhân quyền quốc tế" (HRW), "Ủy ban bảo vệ nhà báo" (CPJ), "Văn bút Canada" lên tiếng can thiệp cho số đối tượng bị bắt giữ...
Âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động điên cuồng và xảo quyệt như vậy, nhưng với tinh thần cảnh giác cách mạng, nhân dân và công an ta đã tập trung lực lượng, chủ động phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ toàn bộ cơ sở ngầm của bọn chúng ở trong nước, nhất là của cái gọi là đảng "Việt Tân"; ngăn chặn và đập tan mọi âm mưu, kế hoạch hoạt động khủng bố, phá hoại của chúng.

Tại sao những tên phản động lại chủ yếu là người công giáo?

Tại sao những tên phản động lại chủ yếu là người công giáo?
Tôi không ác cảm và đụng chạm một tôn giáo nào cả, nhưng sự thật 100 % đã diễn ra trong thời gian qua, bên cạnh đại đa số giáo dân và chức sắc đạo công giáo sống phúc âm trong lòng dân tộc vẫn có nhiều những tên phản động xuyên tạc tình hình đất nước, biểu tình, bạo loạn hầu hết là người theo đạo công giáo, trong khi xã hội Việt Nam đa sắc tộc, nhiều tôn giáo khác nhưng họ sống hoà bình, chăm lo việc đạo và đời. Tôi xin kể ra một số người mà tôi biết được như sau:


Đối với những tên phản động là giáo dân như: Lê Văn Sơn (Thanh Hoá), Bạch Hồng Quyền ( Hà Nam), Hồ Đức Hoà, Hồ Huy Khang, Chu Mạnh Sơn, Dũng Phi hổ, Phan Thị Bích Hạnh, Hoàng Đức Bình, Thái Văn Dung, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Đài…(Nghệ An), Đỗ Đức Hợp (Sài Gòn), Nguyễn Văn Hoá (Hà Tĩnh), Vũ Quang Thuận, Lê Trọng Hùng ( Hà Nội), Huỳnh Khánh Kim Long (Đà Lạt)…

Còn những tên phản động đội lốt linh mục như: Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi (Huế), Nguyễn Duy Tân (Đồng Nai), Nguyễn Thanh Tịnh, Hoàng Duy Ngợi (Quảng Bình), Trần Đình Lai, Nguyễn Công Bình (Hà Tĩnh), Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Xuân Phương (Nghệ An), Nguyễn Ngọc Nam Phong (Hà Nội)…
Và hàng loạt cuộc biểu tình, gây rối, chặn quốc lộ, chiếm trụ sở chính quyền, bắt người trái pháp luật, khiêu khích gây chia rẽ lương dân, ngang nhiên lấn chiếm đất đai để xây dựng nhà thờ… hầu hết là con chiên????
P/s: Chưa kể tổng thống ngụy quyền Ngô Đình Diệm khét tiếng tàn ác nhất với chính sách lê máy chém đi khắp miền nam diết hơn 2 triệu người dân vô tội là gia đình theo đạo công giáo lâu đời ở Huế. Khi đang làm tổng thống Diệm đã đưa anh trai là Ngô Đình Thục làm tổng giám mục Việt Nam, lấy đạo công giáo làm quốc giáo.


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2019

   


Truyện Cười :)


BÁC SĨ VÀ BỆNH NHÂN TÂM THẦN

Tại một bệnh viện tâm thần nọ, trong khi đang làm việc trong văn phòng bác sĩ trông thấy các bệnh nhân tâm thần bên ngoài đang trèo lên một cái cây rất cao.
Bác sĩ vội chạy ra và bảo: "Nguy hiểm lắm các anh leo xuống đi".
Một bệnh nhân bảo: "Trên này có cái này thú vị lắm bác sĩ".
Bác sĩ tò mò bèn trèo lên xem thử. Sau khi gần đến cành cao nhất, các bệnh nhân bèn rủ nhau: "Ê chúng mày ơi! Chơi trò trái cây chín rụng đi".
Nói xong các bệnh nhân thi nhau buông tay rớt bịch bịch xuống đất. Trông thấy bác sĩ vẫn còn ở trên cao các bệnh nhân bèn gọi với: "Cái trái kia sao không rụng đi".
Bác sĩ hoảng quá bèn đáp: "Tôi...tôi còn xanh".
Các bệnh nhân phấn khởi hò reo: "Vậy chúng ta ném đá xem ai có thể đôi rụng cái trái xanh kia đi"...
Ngày hôm sau, bệnh viện có thêm một bệnh nhân mới.

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

TIẾP TỤC ĐIỀU TRA XỬ LÝ NHỮNG VỤ ÁN NGHIÊM TRỌNG THAM Ô, THAM NHŨNG

TẬP TRUNG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, ĐƯA RA XÉT XỬ 8 VỤ ÁN NGHIÊM TRỌNG TRONG NĂM 2019


Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; phấn đấu từ nay đến hết năm 2019, kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 24 vụ án, xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh 36 vụ việc.

Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN

Sáng 21-5, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo PCTN). Cuộc họp do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì.

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo biểu dương các cơ quan chức năng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 15 của Ban Chỉ đạo (ngày 21-1-2019).

Các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã tập trung lực lượng, phối hợp chặt chẽ khởi tố mới 4 vụ án, phục hồi điều tra 4 vụ án, kết thúc điều tra 2 vụ/7 bị can, ban hành cáo trạng truy tố 5 vụ/15 bị can, xét xử sơ thẩm 5 vụ/12 bị cáo, xét xử phúc thẩm 4 vụ/109 bị cáo; đã kết thúc xác minh, giải quyết 14 vụ việc theo đúng Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Thanh tra Chính phủ đã tập trung kết luận thanh tra Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2, Công ty Gang thép Thái Nguyên; việc quản lý, sử dụng số tiền tạm ứng và nguồn vốn tái cơ cấu Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (Vinashin).

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý kỷ luật nhiều cán bộ cấp cao có sai phạm liên quan đến tham nhũng, kinh tế được nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác đấu tranh PCTN; hoàn thành đúng tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; xác minh, xử lý các vụ việc theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo; phấn đấu từ nay đến hết năm 2019, kết thúc điều tra 28 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 24 vụ án, xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án, kết thúc xác minh 36 vụ việc.

Trong đó, tập trung điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 8 vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm trong năm 2019, gồm:

1. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Thiếu trách nhiệm gây gậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

2. Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Công ty Hải Thành;

3. Vụ án “Nhận hối lộ, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông MobiFone;

4. Vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB), Phú Thọ;

5. Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam;

6. Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý đất đai, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Đà Nẵng;

7. Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu nước giải khát (Sabeco);

8. Vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” liên quan đến dự án tại số 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM.

Tại cuộc họp, Thường trực Ban Chỉ đạo cũng cho ý kiến đối với Báo cáo kết quả kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế theo Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW (ngày 4-9-2018) của Ban Chỉ đạo; Đề án sửa đổi, bổ sung Quy định số 163-QĐ/TW (ngày 1-2-2013) của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo; Quyết định bổ sung 3 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; kết thúc theo dõi, chỉ đạo đối với 5 vụ án, 14 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Tập Pháp Luân Công chữa bệnh hiểm nghèo: Phản khoa học, phi thực tế


VŨ NHÃ HÂN@
Tập Pháp Luân Công chữa bệnh hiểm nghèo: Phản khoa học, phi thực tế
Thời gian gần đây, hoạt động liên quan đến Pháp Luân Công (PLC) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng phức tạp, các đối tượng cầm đầu, cốt cán tích cực tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia. Luận điệu của họ là tập luyện PLC để tăng cường sức khỏe, chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo mà bệnh viện không chữa được,... Song thực tế đó là những luận điệu phản khoa học, phi thực tế, gây bức xúc dư luận và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT.

Pháp Luân Công là gì?
PLC hay Pháp luân đại pháp, do Lý Hồng Chí (SN 1952, Trung Quốc) sáng lập và bắt đầu phổ biến ra công chúng Trung Quốc vào năm 1992, sau đó lan truyền ra nhiều nước trên thế giới. PLC không phải là một tôn giáo, không có giáo lý, giáo luật, cấu trúc tổ chức, nhà cầu nguyện, không có đối tượng và hoạt động thờ cúng. Sau khi ra đời, PLC đã phát triển và thu hút một số lượng lớn người tham gia. Tuy nhiên, tháng 7/1999, PLC đã bị cấm phổ biến ở Trung Quốc.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, PLC có mặt từ đầu năm 2016 và đang có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng hoạt động PLC thường xâm nhập vào các khu dân cư, cơ quan, trường học, tìm cách lôi kéo, dụ dỗ người đang điều trị bệnh, học sinh - sinh viên, những người hạn chế hiểu biết; thành lập “Hội chống lưng” trên danh nghĩa biểu diễn miễn phí sau đó tuyên truyền PLC; hướng dẫn, truyền đạt cách thức chống đối khi bị cơ quan chức năng xử lý...
Xét thấy mức độ nguy hiểm của các nhóm tập luyện PLC, ngày 12/5/2018, Khách sạn Mường Thanh (TP Thanh Hóa) đã từ chối cho thuê hội trường với một nhóm tập luyện PLC thuê để tổ chức kỷ niệm “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” (sinh nhật Lý Hồng Chí - là người sáng lập ra Pháp Luân Công) vào chiều ngày 13/5, với số lượng 1.000 người. Sau đó, nhóm này đã tự ý đến Công viên Hội An để tụ tập với số lượng người giảm còn 500 người, chủ yếu đến từ các thành phố Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn, các huyện: Hậu Lộc, Yên Định, Hoằng Hóa... 
Hệ lụy khó lường
Thực tế thấy rằng, nhiều người quá đam mê PLC đã bỏ bê việc làm, gia đình; nhiều người có bệnh chỉ tin và tham gia PLC mà không đi chữa trị tại các cơ sở y tế, dẫn đến những hậu quả hết sức đáng tiếc. Tại Thanh Hóa đã có nhiều trường hợp theo tu luyện PLC nhưng không qua được bệnh tật và dẫn đến những cái chết đầy thương tâm.
Điển hình là trường hợp bà Nguyễn Thị D, (khu phố Ái Sơn, phường Đông Hải, TP Thanh Hóa), bị suy thận. Thay vì đến bệnh viện cứu chữa nhưng bà D., lại một mực nghe theo người hàng xóm tham gia PLC. Và trường hợp của anh Lê Xuân Mậu (Hậu Lộc), bị viêm gan B, anh Mậu bỏ nhà cửa, vợ con đi tận vào Quảng Bình theo tập PLC. Cả bà D. và anh Mậu đều đã chết chỉ sau một thời gian ngắn theo PLC.
Theo phản ánh của nhiều người tham gia tập luyện nhưng đã từ bỏ PLC, nguyên do là ban đầu chưa nhận thức rõ bản chất của PLC, chỉ mơ hồ nhận thức đây là phương pháp tập luyện thuần túy có lợi cho sức khỏe, không vi phạm pháp luật; nhất là những trường hợp đang bị bệnh, đau ốm dài ngày, thường có tư tưởng "có bệnh thì vái tứ phương" nên đã bị các đối tượng tuyên truyền, lôi kéo tham gia. Đặc biệt, chính bản thân họ thừa nhận đã không thấy được tính chất nguy hiểm của việc các thế lực thù địch và các đối tượng xấu lợi dụng hoạt động PLC để chống phá cách mạng Việt Nam.
Một hệ quả khác cũng rất đáng lo ngại, đó là việc nhận thức, đây là môn rèn luyện sức khỏe và tinh thần, có tác dụng như phương thuốc chữa đặc trị được bách bệnh nên đã lôi kéo một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức đang công tác hoặc nghỉ hưu tham gia.
Đáng chú ý hơn là việc những người theo PLC còn động viên nhau rằng, đã theo PLC thì nên thực hiện "Tam thoái" (thoái đảng, thoái đoàn, thoái tổ chức chính trị xã hội) để khỏi bị cản trở và có điều kiện để theo tu luyện.
Những người tham gia hoạt động PLC đã thần thánh hóa "sư phụ" hơn bố mẹ, con cái; đặt niềm tin tuyệt đối vào người sáng lập là Lý Hồng Chí, coi đó là đấng cứu thế và thờ phụng bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Họ bỏ bê lao động, sản xuất, tạo ra nguy cơ xung đột với văn hóa truyền thống, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhiều gia đình.
Để đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động của PLC gây mất ANTT, vi phạm pháp luật, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tập trung tăng cường công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân đề cao cảnh giác; tuyên truyền, giải thích ảnh hưởng xấu của PLC cho người tham gia PLC; răn đe đối với số đối tượng cầm đầu; đồng thời kiên quyết xử lý các hoạt động lợi dụng PLC để tuyên truyền chống phá Nhà nước.

TRUYỆN CƯỜI




 Truyện cười/ trạng quỳnh- CHỌI GÀ

Tên cầm đầu thị thần và bọn hoạn quan trong phủ chúa rất ghét Quỳnh. Chúng bèn bàn nhau tìm cách hại Quỳnh. Chọi với Trạng thế nào nổi về mặt đối đáp nghĩa lý, văn chương, bọn chúng bày ra chọi gà. Chúng nuôi nhiều gà nòi nổi tiếng, có con ăn giải mấy năm liền, nức tiếng cả kinh kỳ, phố Hiến. Lúc đầu chúng đến gạ, Quỳnh từ chối. Sau thấy chúng nài nỉ năm lần, bảy lượt, Quỳnh chậc lưỡi: “Ừ thì chọi”. Bên kia mừng rơn, vội về phục thuốc, phục sâm cho gà đẫy lực trước khi ra sân đấu. Chúng còn dẻo miệng tán tỉnh mời được cả chúa nhận lời đến ngự tọa cuộc vui.
- Sới chọi mở giữa ban ngày vào một buổi sáng tại sân nhà Trạng. Không kể nhà chúa và lũ lâu la hầu cận, hôm ấy nhiều quan văn, quan võ trong triều, cùng dân chúng kinh thành nghe tiếng, chen chúc chật như nêm.
- Một hồi ba tiếng trống vừa dứt, cả hai đều tung gà ra sới. Gà của bọn quan thị, thoạt trông đủ biết là gà chiến lão luyện. Da nó trần trụi đỏ au, đôi mắt là hai hòn than lửa, mỏ thì quặp xuống, trông còn dễ sợ hơn mỏ đại bàng. Nó chưa rướn cổ, giang cánh, chỉ mới ướm cựa đặt những ngón chân xuống nền bằng mà bụi cát đã vẩn lên từng đám… Trong khi đó, trông đến gà của Trạng, ai cũng phải cười. Không những nó thiếu khí thế oai phong, ngay đến cốt cách bình thường của một con gà chọi cũng không có được. Nhìn kỹ, nó như loại gà sống thiến, nhưng ở đây, chưa có ai có thể bất ngờ tới điều đó. Biết đâu đấy “tâm ngẩm đá ngầm chết voi” thì sao?
- Hai “đấu thủ” gặp nhau ở vòng giao chiến thứ nhất. Người ta thấy gà của Trạng không thu thế gì, đập cánh phành phạch nhảy chồm ngay lên mổ vào đầu đối phương. Số đông khán giả vốn có cảm tình với Trạng ghét lũ nịnh thần quan hoạn, đã vỗ tay reo hò. Vừa ngay đấy, con gà thiện chiến kia ra miếng. Chỉ một loáng, nó xỉa cựa chân trái vỡ ức con gà của Trạng… Kẻ “chiến bại” rũ lông cánh nằm giẫy đành đạch… Trên chòi cao, chúa cả mừng cười khoái trá. Người đứng xem chán ngán bỏ về, còn bọn quan thị thì hò reo đắc thắng. Một tên đến trước mặt Trạng, nói khiêu khích:
- Thế mà có kẻ dám bảo gà của Trạng mấy lần chọi thắng gà của xứ Tàu. Té ra chỉ toàn đồn hão!
- Quỳnh làm bộ buồn phiền đáp lại: Vâng, các ông nói phải. Trước kia gà của tôi cũng cứng cựa, nhưng từ khi nó bị thiến nó mới đâm ra đổ đốn thế này.
- Bây giờ  nhà chúa và lũ tay chân mới biết Trạng chơi xỏ, đem gà thiến ra chọi với gà chính cống. Thầy tớ chúa tôi bẽ mặt, nháy nhau rút quân cho nhanh. Trạng vẫn không tha, cứ lễ mễ ôm con gà chết, chạy theo đám quan gia, cờ, quạt… mà khóc:
- Khốn nạn thân mày , gà ơi! Mày đã bị thiến thì còn đua đòi làm gì? Tao đã bảo, mày không nghe, mày cứ ngứa nghề mà tranh chọi…Hu…hu… mày chết nhục nhã, hèn hạ cũng là đáng đời mày, chỉ thương tao tốn cơm, phí thóc, mất công toi nuôi mày, gà ơi là … con gà… bị thiến… kia ơi!
- Tiếng Trạng khóc gà “đuổi” tận vào cung cấm. Bọn quan lại đóng chặt mấy lần cửa, vẫn còn nghe văng vẳng câu chửi mỉa đau như hoạn.

Thường Xuân Trong trái tim tôi.



 Vũ Nhã Hân @
Chào các bạn hôm nay mình xin giới thiệu về quê hương mình đã sinh gia và đang sinh sông.

     Mình sinh gia  ở xã Xuân Mỹ, năm 2003 thực hiện chế độ định canh, định cư của Nhà nước gia đình mình chuyển xuống định cư tại xã Xuân Cẩm một xã nghèo của huyện Thường Xuân - tỉnh Thanh Hóa. 
Huyện Thường Xuân là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 55 km về phía Tây.
Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh, Ngọc Lặc; phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào; phía Đông giáp huyện Thọ Xuân; phía Nam giáp huyện Triệu Sơn, Như Xuân và Như Thanh.
Địa hình toàn huyện thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống khu vực phía Đông và Nam. Có nhiều dãy núi cao như Chòm Vịn xã Bát Mọt cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông như sông Khao, sông Chu, sông Đặt, 
sông Đằn. Có nhiều đối bát úp, đất nong nghiệp nhỏ lẻ.
 +. Tổng diện tích (ha): 111.323,79
 +. Diện tích đất nông nghiệp (ha): 8.730,24
 +. Diện tích đất lâm nghiệp (ha): 90.417,96
 +. Diện tích đất chưa khai thác (ha): 5.006,97
Đơn vị hành chính:
 Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, bao gồm 01 thị trấn là Thị trấn Thường Xuân và các xã: Lương Sơn, Luận Thành,  Ngọc Phụng, Xuân Cao, Xuân Dương, Xuân Cẩm, Thọ Thanh, Yên Nhân, Bát Mọt, Luận Khê, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Tân Thành, Vạn Xuân.
 Trong đó có 9 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II là các xã: Yên Nhân, Bát Mọt,  Luận Khê, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Xuân Chinh, Xuân Lẹ, Tân Thành, Vạn Xuân.
 Dân số - Dân tộc:
 Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có 18.236 hộ với 86.120 nhân khẩu 
(Nam: 42.190 người; nữ: 43.930 người), gồm có 3 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn là: Thái 44.782 người, chiếm 
52%; Kinh 37.548 người, chiếm 43,6%; dân tộc Mường và các dân tộc khác 3.789 người, chiếm 4,1%.
 Mật độ dân số trung bình là 77 người/km2.
 Dân cư phân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng thấp.
 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,87%.
 Lao động:
 Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 46.505 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54% tổng dân số.
 +Kinh tế - Xã hội:
 +. Tốc độ tăng trưởng bình quân: 10,11%
 +. Thu nhập bình quân đầu người: 4,85 triệu đồng
 +. Thu ngân sách trên địa bàn: 8.055,8 triệủ đồng.
 +. Tỷ trọng NN-CN-TMDV: 48% - 26,6% - 25,4%
 (Số liệu thống kê cuối năm 2008)
 Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 9.420 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 51,6% so với tổng số hộ dân trên địa 
bàn huyện. Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, đến 31/12/2009 toàn huyện chỉ còn 8.778 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 33,94%.
Trong năm 2009 thực hiện xóa hoàn toàn 100% số nhà tạm trên địa bàn huyện với tổng số 4090 nhà.
Tiềm năng du lịch Thường Xuân - Thanh Hóa
 Đến với Thường Xuân - Thanh Hóa là đến với mảnh đất địa linh nhân kiệt với tên núi tên sông, tên làng, tên bản đều gắn liền với cuộc khởi nghĩa của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, với phong trào Cần Vương của danh nhân Cầm Bá Thước; đến với phong tục tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái Đen, Thái Trắng, Mường, đồng bào vùng giáp ranh với nước bạn Lào và thưởng thức những món ăn dân dã mà đậm đà khó quên.
Chiều chiều, du khách có thể ngồi bên bờ suối ngắm cảnh non nước, nghe tiếng suối róc rách, tiếng mõ lóc cóc khi đàn trâu đi ăn trở về. Đêm đến ngồi bên đống lửa trại cùng các chàng trai cô gái Thái, Mường, ngây ngất bên chum rượu cần, đắm say với điệu múa xòe, nhảy sạp cùng tiếng khèn, tiếng cồng chiêng vang vọng khắp núi rừng. Sống lại không khí của Hội thề Lũng Nhai tại xã Ngọc Phụng - nơi này cách đây gần 600 năm Lê Lợi cùng 18 vị anh hùng dân tộc đã chích máu thề nguyền quyết tâm chống giặc Minh bảo vệ đất nước. Tại khu di tích còn có thác 7 tầng, đồi Bãi Tranh với phong cảnh kỳ thú, có Khu di tích chùa Cửa Đạt - nơi thờ vị anh hùng dân tộc Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng Ngàn. Hàng năm, từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, mỗi ngày khu di tích đón hàng ngàn khách thập phương tới dâng hương cầu phúc, cầu tài… Đến lễ chùa, mỗi du khách sẽ mang về cho mình một sản vật của vùng núi hoang sơ này mà người đi lễ chùa gọi đó là “lộc”. Những sản vật đơn sơ, mộc mạc, lạ mắt như cành quế, bó chè, nắm rau má, ống cơm lam… cũng góp phần hấp dẫn khách thập phương.
 Đến với Thường Xuân cũng là đến với sự hùng vĩ của công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt có sức chứa 1,5 tỷ mét khối nước. Từ trên mặt đập phóng tầm mắt về bốn phía sẽ được thưởng thức bức tranh sơn thủy hữu tình, có non có nước và những dãy núi trùng điệp bốn mùa mây mù che phủ. Với mặt hồ rộng khoảng 6.600 ha, nơi sâu nhất 80m, vùng sâu trung bình 30m rất phù hợp cho dịch vụ du thuyền ngắm cảnh, câu cá và thưởng thức những món ăn dân dã trên thuyền, hòa mình vào phong cảnh thiên nhiên.
 Chưa hết, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên ở vùng rừng thượng nguồn sông Chu thuộc huyện Thường Xuân với diện tích 23.610ha được ví như Amazon của Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, khu bảo tồn có hơn 6.000ha rừng nguyên sinh, 527 loài thực vật, trong đó có 156 cây thuốc quý, 136 loài chim, 53 loài bò sát và lưỡng cư, 143 loài bướm, hơn 40 loài cây ăn quả, 300 loài cây gỗ…, nhiều loài động vật quý hiếm như hổ, báo, bò tót, gấu nâu, vọc đen má trắng, gà lôi, chim trĩ, công phượng, hươu, nai…, trong đó có 25 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh đó còn nhiều loại thực vật quý hiếm như sến, táu mật, lim xanh, lát, chò chỉ, chò nâu, pơ mu, sa mu, gụ mật, quế, trầm gió…Tiềm năng du lịch của Thường Xuân là rất lớn, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có kế hoạch khai thác nguồn tiềm năng 
này. Hầu hết du khách đến với Thường Xuân chỉ mang tính tự tìm hiểu khám phá mà chưa có một tour du lịch quy mô nào tới với mảnh đất địa linh nhân kiệt này. Để làm được điều đó đòi hỏi các cấp ngành liên quan cần có sự phối kết hợp để đưa Thường Xuân trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa, bắt đầu từ các giải pháp như thu hút đầu tư từ bên ngoài cả về nguồn lực và nhân lực, thu hút vốn để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, đường, hệ thống nhà hàng, khách sạn; liên kết với các huyện trong tỉnh có tiềm năng về du lịch như: Suối cá thần Cẩm Lương - Cẩm Thủy, bãi biển Sầm Sơn, Khu di tích Lam Kinh - Thọ Xuân; có kế hoạch hợp tác với các công ty lữ hành, du lịch trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá những danh lam thắng cảnh, vùng đất, con người của quê hương Quế Ngọc - Châu Thường (huyện Thường Xuân) với cả nước; đồng thời thuê các chuyên gia về du lịch thiết kế những tour du lịch phù hợp điều kiện vốn có của Thường Xuân với sự kết hợp du lịch sinh thái và du lịch tâm linh. Việc khai thác tốt nguồn tiềm năng du lịch của huyện Thường Xuân sẽ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, giải quyết các vấn đề dân sinh và nâng cao vị thế của huyện nhà.




Đập cửa Đặt ơ Huyện Thường Xuân
ĐÂY LÀ NHỮNG MÓN ĂN CỦA QUÊ HƯƠNG MÌNH.
 Nem chua đặc sản của Thanh Hóa .

Nem chua được xem là món đặc sản của xứ Thanh. Ai đi qua cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Với mong muốn mang món ăn đặc sản của quê hương đến các bạn bè , thực khách gần xa và để phục vụ bà con xa quê, chúng tôi mở dịch vụ cung cấp nem chua Thanh Hóa Uy Tín chất lượng tốt,giá cả hợp lí.  
Măng đáng cũng là đạc sản quê minh
Măng đắng là sản vật và món ăn rất phổ biến của các dân tộc Tày, Thái, Mường…ở khu vực miền núi phía Bắc của nước ta. Đầu mùa khi những mầm măng mới nhú còn có vị ngọt xen lẫn vị đắng thế nhưng theo kinh nghiệm của người hái măng lâu năm thì cứ hễ có tiếng sấm là măng lại chuyển sang vị đắng nhanh chóng. Lạ kỳ thay bất kỳ món gì đắng đều rất khó ăn nhưng măng đắng lại là món yêu thích của rất nhiều người. 

Với măng đắng người ta có thể chế biến thành rất nhiều món hấp dẫn như xào mẻ, luộc, hầm xương, hấp quấn thịt vịt hoặc thịt lợn. 

Đơn giản nhất là món măng đắng luộc chấm muối ớt mà cũng khiến bao người ăn một lần lại muốn có lần thứ hai, thứ ba. Với những người thích cái vị đắng, vị chát, thay vì luộc, người ta đem nướng măng đắng. Người sành măng đắng, ăn nướng mới thật đã. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần ngâm muối để khử bớt vị đắng, cái ngon ở măng đắng chính là vị đắng tê người với những ai lần đầu thưởng thức. Tuy vậy khi ăn, cái cảm giác đắng, chát, cứ mất dần sau mỗi miếng nhai nhẩn nha. Thay vào đó là cảm giác thoang thoảng ngọt, nhẹ nhẹ cay, rất lạ. 
  
Cơm Lam cũng la đạc sản của quê hương mình

Cơm Lam - món ẩm thực đặc trưng của miền núi xứ Thanh. Trong cái lạnh của vùng cao, ngồi quây quần bên bếp lửa hồng, thưởng thức ống cơm Lam đậm đà hương vị núi rừng thì quả là tuyệt! Từ cách nấu đến hương vị của cơm Lam cũng đặc biệt, cơm không nấu bằng nồi hoặc đồ trong chõ mà nấu trong ống nứa tươi. Để có một ống cơm Lam ngon không phải dễ, người ta chọn những cây nứa vừa trải qua thời kỳ măng sắp xòe lá, bẹ còn ốp lấy thân cây, đường kính bằng cổ tay người là thích hợp nhất. Gạo nấu cơm lam thường là gạo nếp mới, trước khi nấu được đãi sạch, cho muối vào trộn đều rồi đổ vào ống nứa. Khi nướng trên lửa, phải xoay đều ống nứa để các mặt ống được tiếp xúc với lửa, khi ống nứa ngả từ màu xanh sang vàng, cháy xén vỏ cật là cơm đã chín. 

Ngăn chặn hoạt động xâm nhập chống phá của tổ chức khủng bố “Việt Tân”


Ngăn chặn hoạt động xâm nhập chống phá của tổ chức khủng bố “Việt Tân”

Cùng với tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do Đào Minh Quân đang sống lưu vong tại Mỹ cầm đầu, vào tháng 1.2018, Bộ Công an cũng tiếp tục xác định Việt Tân là tổ chức khủng bố. Tổ chức này, cho đến nay vẫn không từ một thủ đoạn nào nhằm phá hoại chủ trương đại đoàn kết dân tộc và cuộc sống yên ổn của người dân
Việt Tân và mạng lưới khủng bố

Theo thông tin từ Cổng thông tin Bộ Công an, tổ chức “Việt Tân” có tên đầy đủ là “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” có trụ sở chính đặt tại: 2530 Berryessa Rd #234 San Jose CA 95132 - 2903, Mỹ; “Văn phòng 2” tại Băng Cốc, Thái Lan.
Đối tượng cầm đầu, chỉ huy là Đỗ Hoàng Điềm, sinh 1963, quốc tịch Mỹ, tự xưng là “Chủ tịch Việt Tân” cùng Lý Thái Hùng (tên thật Bùi Bằng Đoàn), sinh 1953, quốc tịch Mỹ, tự xưng là “Tổng Bí thư Việt Tân”.
Quá trình hình thành của Việt Tân bắt đầu từ 1981, Hoàng Cơ Minh - nguyên Chuẩn tướng, Phó Đô đốc hải quân chính quyền Sài Gòn cũ - thành lập “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” (sau đây gọi tắt là “Mặt trận”) nhằm chống Việt Nam bằng các hoạt động vũ trang, khủng bố. Năm 1982, Hoàng Cơ Minh lập “Việt Nam canh tân cách mạng đảng”, là cơ quan đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của “Mặt trận”; các thành viên “Mặt trận” đồng thời cũng là thành viên của “Việt Tân”.
Sau khi thành lập, “Việt Tân” đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch “Đông tiến 1”, “Đông tiến 2”, “Đông tiến 3”, đưa các toán vũ trang với 246 đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa.
Ở nước ngoài, “Việt Tân” thành lập “Đội sát thủ K9” do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn. Trong số những người bị Việt Tân hãm hại có ông Dương Trọng Lâm - chủ bút báo “Cái đình làng” tại San Fransisco và ông Nguyễn Đạm Phong - người sáng lập báo “Tự do” tại Houston.
Hiện nay, “Việt Tân” tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát… Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên “Việt Tân” phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương…
Để minh chứng cho cái gọi là “tiếng nói của Việt Tân quốc nội”, những tên cốt cán, cầm đầu tại Mỹ đã tìm cách đưa người về nước móc nối, trả tiền cho một số người rồi xúi giục họ đọc thuộc, phát biểu trước ống kính về những nội dung đã được chuẩn bị sẵn. Bên cạnh đó, Việt Tân đã móc nối, lừa gạt một số người nhẹ dạ cả tin trong nước tham gia “tổ chức” với những lời hứa bay bổng về cuộc sống sung túc hay tương lai xán lạn ở phương trời Tây...
Với chiến lược tuyên truyền bài bản, như cắt xén, lồng ghép thông tin, hình ảnh, xuyên tạc, bịa đặt những vụ việc không có thật về tình hình nội địa gây hiểu nhầm và tạo tâm lý bất mãn trong quần chúng nhân dân, từ đó kích động tập hợp lực lượng biểu tình chống phá chính quyền. Để “làm màu” trước ống kính ghi hình, “Việt Tân” còn chi tiền để tăng số lượng người tham gia biểu tình và dàn cảnh xô xát gây mất trật tự rồi lấy cớ vu cáo chính quyền.
Ngoài ra, chúng còn tìm cách lập các trang web để chèo lái thông tin và tập trung nguồn lực tài chính nuôi dưỡng hàng trăm người chỉ làm công việc duy nhất là tô vẽ cho tên tuổi của “Việt Tân” trên các diễn đàn, trang mạng ảo.
Kích động, gây hấn từ không gian mạng đến việc dụ dỗ, lôi kéo người dân
Tổ chức khủng bố này thường xuyên chuyển tài liệu về quê hương nhằm kích động, lôi kéo những người thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin.
Ngày 20.10.2015, Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết, Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo phối hợp với Phòng Trinh sát Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, Phòng PA88, Công an Tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ Nguyễn Thị Phi (SN 1959, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu. Đối tượng này nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo mang theo lượng lớn tài liệu phản động. Quá trình kiểm tra hành lý của Nguyễn Thị Phi, cơ quan chức năng phát hiện trong máy tính và USB có chứa nhiều tài liệu liên quan đến mối quan hệ với các đối tượng phản động ở trong và ngoài nước và một số tài liệu, bài viết nói xấu chế độ, cổ súy cho các hoạt động của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân chống phá Nhà nước.
Tháng 3.2017, Cục An ninh mạng, Bộ Công an đã phối hợp Công an TP.Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Thái Nguyên thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Bùi Hiếu Võ (SN 1962, trú tại P11-01, lô C, chung cư Hà Đô, đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh) và Phan Kim Khánh (SN 1993, thường trú tại xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) để điều tra về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự.
Qua điều tra, từ tháng 5.2015, Bùi Hiếu Võ lập tài khoản Facebook “Hieu Bui” đăng tải nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phỉ báng nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kích động các hoạt động phá rối an ninh, trật tự và bạo động. Bùi Hiếu Võ đã kích động sử dụng bom xăng và axit tấn công lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lực lượng công an. Trong quá trình hoạt động, Bùi Hiếu Võ đã móc nối với thành viên tổ chức khủng bố “Việt Tân” tại Úc để bàn bạc, trao đổi và cùng quản trị Facebook “Hieu Bui”. Ngoài ra, Bùi Hiếu Võ còn gửi một số bài viết có nội dung xấu cho các trang mạng phản động bên ngoài để tán phát lên không gian mạng.
Còn Phan Kim Khánh lập và quản trị 2 blog lấy tên là “Báo Tham Nhũng” và “Tuần Việt Nam”, 3 trang trên mạng xã hội Facebook lấy tên là “Báo Tham Nhũng”, “Tuần Báo Việt Nam” và “Dân chủ TV”, 2 kênh trên mạng xã hội YouTube lấy tên là “Việt Báo TV” và “Việt Nam online” liên tục đăng nhiều thông tin có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phần lớn được lấy từ các trang mạng phản động khác. Bên cạnh đó, Phan Kim Khánh còn móc nối, tham gia quản trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố “Việt Tân” và một số tổ chức phản động bên ngoài.
Ngoài tuyên truyền chống phá chính quyền trên không gian mạng, những đối tượng Việt Tân cũng đã cấu kết với những phần tử trong nước nhằm gây rối trật tự xã hội. Trong sự kiện Formosa, tháng 4.2017, cơ quan chức năng phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Hóa (22 tuổi, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) được Việt Tân cung cấp 1.500USD và cùng một số đối tượng khác phải tìm cách kích động, gây rối, biểu tình, đập phá tài sản… gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Đồng thời, mỗi tháng Hóa phải viết, quay 16 clip, phóng sự mang nội dung xuyên tạc, sai sự thật để chia sẻ, gửi hình ảnh, bài viết cho các cá nhân thuộc các tổ chức phản động và một số đài, trang mạng nước ngoài…
Trước đó, các phần tử thuộc tổ chức Việt Tân nhân cơ hội đó trà trộn, kích động chống đối lực lượng cảnh sát giao thông cũng như kích động nhiều người ở Hà Tĩnh có hành động vi phạm.
Việc bắt giữ các đối tượng nhận tiền để lôi kéo, kích động người dân trong nước đã thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, cũng là lời cảnh tỉnh đến các đối tượng khác đang có âm mưu, hoạt động chống Nhà nước, hoạt động đi ngược lại lợi ích và truyền thống dân tộc.
Hiện trên Cổng thông tin Bộ Công an đã có đầy đủ thông tin về 15 thủ lĩnh của Việt Tân để người dân cùng cảnh giác, nhận diện đối với các thành viên tổ chức khủng bố này. Bộ Công an cũng khẳng định: “Việt Tân” là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt Tân”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.



Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng ​


Vũ Nhã Hân@
Nhận diện và đập tan những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng ​
Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực, Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng.
Trong những ngày gần đây, trước, trong và sau khi Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng và việc công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật này, dư luận trong nước và ngoài nước đều hết sức quan tâm. Thế nhưng, núp dưới chiêu trò “tự do ngôn luận”, lợi dụng chủ trương của Đảng về “Coi trọng vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các cơ quan nghiên cứu khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội”, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài có những thủ đoạn xuyên tạc Luật An ninh mạng nhằm mục đích gây hỗn loạn thông tin, tạo ra sự ngờ vực và dư luận xấu trong xã hội; từ đó, xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta về ban hành các luật. Vì vậy, nhận diện và đấu tranh với luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay là rất cấp bách.

1. Nhận diện luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng hiện nay
Một là, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài cho rằng, việc chúng ta ban hành Luật An ninh mạng là biện pháp tình thế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối phó những người bất đồng chính kiến. Không khó để nhận ra những luận điệu sai trái, lạc lõng đó của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và những kẻ cơ hội chính trị trong nước “như nấm độc sau cơn mưa”của đài BBC, RFA, VOA, RFI,… Điển hình VOA Tiếng Việt với hàng loạt bài đầy tính xuyên tạc như: “Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng”… và trên internet, mạng xã hội, lại có một số thông tin cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền công dân”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” và hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt Nam? Những điều này có phải là sự thật hay không?
Sự thật không đúng như vậy! Phải khẳng định rằng, xây dựng, thực hiện Luật An ninh mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Ngay trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chủ trương: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”[2], nhất là trong điều kiện “Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”[3]; trong khi đó,“An ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp. Bảo vệ bí mật quốc gia còn nhiều yếu kém. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng còn nhiều bất cập”[4]. Vì vậy, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng với tất cả vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, vì sự phát triển ổn định Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, luận điệu sai trái trên chẳng những mơ hồ về mặt lý luận, mà còn phản động về mặt thực tiễn.
Hai là, họ cho rằng những nội dung Luật an ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này. Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “An ninh là trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu đe dọa sự tồn tại, phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức, của từng lĩnh vực hoặc của toàn xã hội… Duy trì an ninh toàn diện là điều kiện để phát triển toàn diện”. Tại Điều 2, khoản 1 của Luật An ninh mạng khẳng định: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, về mặt thuật ngữ - an ninh mạng - về nội hàm của nó đã chỉ ra tính tất yếu phải ban hành và thực hiện luật này.
Việc họ cho rằng “không có quốc gia nào có luật này”! Đây lại là một sự bịa đặt nữa dựa trên sự đánh tráo khái niệm. Đến nay, 138 quốc gia đã có luật An ninh mạng bao gồm cả luật chuyên đề và các quy định pháp quy nằm rải rác ở các luật khác và không ít các luật đó còn gắt gao hơn nhiều so với Việt Nam. Ngày 07-12-2015, các nghị sĩ và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về Luật An ninh mạng đầu tiên áp dụng cho toàn khối: “Theo luật trên, các nhà cung cấp dịch vụ trên mạng như: Google và Amazon sẽ phải báo cáo mọi vi phạm có tính chất nghiêm trọng cho các cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ bị phạt. Luật mới mang tên “Chỉ dẫn an ninh mạng và thông tin”, đặt ra những quy định nghiêm ngặt về an ninh và trình báo bắt buộc đối với các công ty hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu, như: Giao thông, năng lượng, y tế và tài chính. Các công ty hoạt động trên mạng như: Google, Amazon, eBay và Cisco sẽ phải trình báo những vi phạm nghiêm trọng với cơ quan chức năng quốc gia nếu không sẽ phải chịu những biện pháp xử phạt từ các cơ quan này”.
Tại Đức, Bộ Tư pháp rất xem trọng việc an ninh mạng. Họ ra chỉ thị rõ ràng cho Facebook nếu quản lý không tốt để người dân kích động bạo lực, chửi bới trên mạng, xuyên tạc sẽ bị phạt thẳng tay từ những người quản lý Facebook đến những người phát biểu phát biểu.
Hay tại Hàn Quốc, việc dùng mạng xã hội để tung ra những lời xúc phạm một “thần tượng” nào đó thì bạn sẽ sớm nhận được đơn kiện từ công ty chủ quản của nhân vật nổi tiếng ấy. Như vậy, luận điểm cho rằng, “những nội dung Luật An ninh mạng là hết sức mơ hồ và không có quốc gia nào có luật này” là sự bịa đặt, hoàn toàn trái với những gì trên thực tế.
Ba là, họ cho rằng các công ty mạng của nước ngoài sẽ không cung cấp thông tin người dùng theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam - chơi “luật riêng”. Đây cũng là điều bịa đặt bởi hàng năm, Facebook đều có báo cáo về cơ sở dữ liệu cho các chính quyền các nước là thị trường của họ. Tổng cộng có tất cả 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Và sau khi Luật An ninh mạng được Quốc hội chính thức thông qua, đại diện Facebook tại Việt Nam cho biết, hoạt động của Facebook không hề bị ảnh hưởng tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Facebook đang hoàn tất các thủ tục pháp lý để chuẩn bị thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam; giúp Facebook hoạt động tốt hơn, cũng như phối hợp tốt hơn với Chính phủ Việt Nam trong tương lai.Và cho đến nay, các nhà mạng Google, Facebook và một số nhà mạng khác vẫn hoạt động bình thường tại Việt Nam cũng như không có ý định rút khỏi thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Như vậy, luận điệu trên hoàn toàn không có cơ sở.
2. Nâng cao tinh thần cảnh giác, đập tan tư tưởng phản động kích động, gây rối
Trước hết chúng ta cần tiếp tục giải thích, tuyên truyền làm rõ những nội dung trong Luật an ninh mạng để các tầng lớp nhân dân hiểu, nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận điệu hòng kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta, trong đó có Luật an ninh mạng. Đồng thời, nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện tích cực một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, trong những người ít hiểu biết về luật pháp Việt Nam và công pháp quốc tế, đặc biệt là những Hiệp định tự do thương mại (AFTA) mà Việt Nam đã ký kết với các nước trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). Tuy nhiên, cho đến nay, thế giới chưa hề có một khái niệm nào coi không gian mạng là hàng hóa mà chỉ có các đơn vị thông tin được truyền - nhận trên không gian mạng là hàng hóa được tính bằng Byte, Megabyte, Gigabyte, Tetabyte.v.v... Luật An ninh mạng Việt Nam cũng không có điều nào quy định đánh thuế xuất nhập khẩu các đơn vị thông tin mà chỉ có quy định về việc bảo vệ bản quyền đối với nội dung thông tin. Và quy định này phù hợp với các quy định của WTO, CPTPP về sử hữu trí tuệ.
Thứ hai, là những người đang sử dụng không gian mạng mặc dù không có hành vi xâm phạm đối với an ninh mạng hoặc không có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội nhưng vẫn lo ngại mình bị lộ thông tin cá nhân, lo ngại các nhà mạng sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam. Để giải đáp những lo ngại này, họ đã không tìm đến văn bản chính thức của Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua mà lại tiếp nhận những thông tin sai lệch, những thông tin bị bóp méo, bị xuyên tạc, thậm chí là bịa đặt được phát ra từ bộ máy truyền thông của những thế lực thù địch với Việt Nam. Từ đó, họ đã có những phản ứng không phù hợp.
Thứ ba, là các thế lực thù địch với Việt Nam đã quyết liệt chống phá việc thông qua Luật An ninh mạng và hiện đang chống phá rất quyết liệt việc đưa Luật An ninh mạng vào cuộc sống. Bởi với những quy định của Luật An ninh mạng thì từ nay, những thế lực thù địch chống phá Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam đã không còn được tự tung tự tác trên không gian mạng, không còn cái gọi là “sự tự do trên mạng” để lan truyền những thông tin chống phá Nhà nước Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam. Đó mới là nguyên nhân đích thực của những hành động điên cuồng chống lại Luật An ninh mạng của Việt Nam.
Sự điên cuồng này được thể hiện rõ ngay từ khi kỳ họp thứ 5 Quốc hội Việt Nam khóa XIV bắt đầu thảo luận và dự định thông qua Luật An ninh mạng. Âm mưu của các thế lực này là lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để lừa bịp và dựa vào những thế lực chống Việt Nam ở nước ngoài để tuyên truyền bịa đặt, xuyên tạc về Luật An ninh mạng. Mục đích cuối cùng của chúng là “xóa bỏ vũ khí luật pháp” của Việt Nam để có thể ngang nhiên xâm phạm chủ quyền độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam...
Trong chiến dịch chống phá này, các thế lực thù địch không chỉ thông qua những tên tay sai ở trong nước kích động người dân tụ tập đông người trái phép, đập phá tài sản của Nhà nước mà còn hỗ trợ về tinh thần cho những hành vị vi phạm pháp luật nghiêm trọng đó bằng các nội dung thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt vu khống... Thực tế cho thấy nhiều tin, bài xuyên tạc, bịa đặt về Luật An ninh mạng của Việt Nam được đăng tải với tần xuất dày đặc hàng chục bài mỗi ngày trên các trang BBC tiếng Việt, VOA tiếng Việt, RFA tiếng Việt, v.v... cũng như các trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân, của cái gọi là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ do Đào Minh Quân cầm đầu. Một thực tế là tiếp theo việc chính quyền Việt Nam tuyên bố hai tổ chức Việt Tân và Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời là hai tổ chức khủng bố thì một số trang mạng của các nhóm phản động đã bị chính chủ mạng gỡ bỏ. Mới đây nhất, chưa cần đến các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam phải can thiệp mà chỉ cần những facebooker Việt Nam yêu nước báo cáo nhà mạng Facebook về hành vi lan truyền thông tin kích động bạo lực đăng tải trên các trang Facebook “Việt Tân” và “Nhật ký yêu nước”, chủ nhà mạng xã hội Facebook đã tạm thời xóa sổ hai trang này...
Thứ tư, bên cạnh các đối tượng chống phá Việt Nam về chính trị gây phương hại cho an ninh quốc gia của Việt Nam thì những đối tượng có những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, buôn bán người, buôn bán ma túy, buôn bán hàng cấm... và có các hành vi vi phạm pháp luật khác trên mạng cũng không còn có thể tự tung tự tác gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Những đối tượng lo ngại vô lý về Luật An ninh mạng thì có thể dùng các biện pháp thuyết phục, giáo dục, giải thích để cho họ hiểu đúng. Còn đối với những kẻ quyết liệt chống lại Luật An ninh mạng thì có thể coi đó là các hành vi chống lại việc khẳng định của quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Việt Nam trên không gian mạng và đó là những hành vi phản quốc. Với việc Luật An ninh mạng được thông qua và có hiệu lực sau nửa năm nữa, chắc chắn Việt Nam sẽ có hành lang pháp lý chuẩn mực để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng./