Báo cáo của Freedom House thiếu khách quan khi đề cập đến vụ Trương Duy Nhất?
Ngày 03/03/2021, tổ chức Freedom House đã công bố báo cáo Tự do trên Thế giới năm 2021, với kết luận rằng Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia không có quyền tự do. Cụ thể, Việt Nam được Freedom House chấm 19/100 điểm, giảm 1 điểm so với báo cáo năm trước. Số điểm cho các quyền tự do chính trị của Việt Nam là 3/40, trong khi số điểm cho các quyền tự do dân sự là 16/60. Báo cáo cũng nhìn nhận rằng hiện có ít hơn 1/5 tổng dân số thế giới được sống trong một đất nước “có đầy đủ các quyền tự do”, và rằng đây là năm thứ 15 liên tiếp mà “quyền tự do trên toàn cầu bị suy giảm”.
Qua cách nhìn nhận vấn đề đó, có thể thấy báo cáo của Freedom House được soạn dựa trên các tiêu chuẩn của mô hình chính trị đa đảng phương Tây, và được xất bản để cổ súy mô hình này. Tuy nhiên, ngay cả khi chọn bộ tiêu chuẩn này làm hệ quy chiếu, thì các báo cáo của Freedom House về Việt Nam vẫn chứa nhiều chi tiết đáng được xem là gây tranh cãi.
Có thể lấy một vài ví dụ từ báo cáo về tự do trên Internet tại Việt Nam. Ở mục C3, Freedom House đánh giá mức độ tự do trên Internet của một nước dựa trên việc nước đó có hay không bỏ tù các nhà hoạt động và blogger vì phát ngôn trực tuyến của họ. Báo cáo gần nhất nhìn nhận rằng việc Trương Duy Nhất bị tuyên án 10 năm tù vào tháng 03/2020 là biểu hiện cho thấy Việt Nam đang bỏ tù các nhà báo, và vì vậy, cần hạ điểm đánh giá độ tự do trên Internet tại Việt Nam. Để chứng minh nhận định này, báo cáo chỉ viết rằng hồi năm 2014, Trương Duy Nhất từng phải lĩnh 2 năm tù cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” khi viết blog.
Tôi không đồng ý với cách nhìn nhận này của báo cáo. Nếu tìm lại các tài liệu về vụ việc, chúng ta sẽ thấy Trương Duy Nhất bị bắt vì có liên quan đến vụ án của Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), trong sai phạm về việc mua bán căn nhà số 82 Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Cụ thể, theo cáo trạng, thì khi là Trưởng Văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng (giai đoạn 1998-2010), ông Trương Duy Nhất đã lợi dụng giấy tờ của báo để mua bán lô đất trên mà không qua đấu giá, gây thất thoát lãng phí hơn 13 tỷ đồng. Đây là một vụ án kinh tế, không liên quan đến tự do ngôn luận, vì trong vài tháng thời điểm bị bắt giữ, Trương Duy Nhất không có bài viết đáng chú ý nào liên quan đến chính trị.
Như vậy, việc đưa Trương Duy Nhất vào báo cáo về tự do trên Internet tại Việt Nam ngang với hiện tượng fakenews.
Báo chí Việt Nam nhiều lần lên án cách thức Freedom House thu thập thông tin từ nguồn thiếu khách quan, thực chất từ các tổ chức, cá nhân thù địch, chống Nhà nước Việt Nam hoặc đang nuôi dưỡng mưu đồ bạo loạn, lật đổ. Dựa vào những kẻ này để “hợp thức hóa” thông tin, rồi căn cứ vào đó để phán xét, chấm điểm về nhân quyền các nước, đủ để thấy “dụng tâm” của Freedom House thế nào, báo cáo của nó có đáng tin hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét