Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

HÀ NỘI ĐƯỢC XẾP VÀO NHÓM ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI, ZÂN CHỬI NGHĨ SAO?

 

HÀ NỘI ĐƯỢC XẾP VÀO NHÓM ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN NHẤT THẾ GIỚI, ZÂN CHỬI NGHĨ SAO?

Mặc dù năm 2021 du lịch Hà Nội cũng như các tỉnh, thành trong cả nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nhưng nhiều tổ chức, cơ quan báo chí du lịch quốc tế vẫn đánh giá, xếp hạng Hà Nội đứng trong nhóm những thành phố điểm đến hấp dẫn nhất thế giới.

 

Cụ thể, trang web nổi tiếng thế giới Trip Advisor xếp hạng thành phố Hà Nội đứng thứ 2 trong danh sách top 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất châu Á và đứng thứ 6 trong danh sách top 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất thế giới. Top 10 điểm đến nổi tiếng hàng đầu thế giới năm 2021 của hãng này bao gồm: Bali (Indonesia), London (Anh), Dubai (Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE), Rome (Italy), Paris (Pháp); Hà Nội (Việt Nam); Crete (Hy Lạp), Bangkok (Thái Lan), Barcelona (Tây Ban Nha), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

 

Trang TripAdvisor miêu tả, Hà Nội vẫn lưu giữ, bảo tồn tốt khu phố cổ và những di tích kiến trúc có từ thời thuộc địa. (Ảnh minh họa: VH)


Trang du lịch trực tuyến Worldpackers (Mỹ) giới thiệu Thủ đô Hà Nội là 1 trong 10 thành phố có mức chi rẻ nhất thế giới dành cho người nước ngoài.

 

Tạp chí Time (Mỹ) bình chọn Thủ đô Hà Nội là 1 trong 3 điểm đến của Việt Nam vào top 100 nơi tuyệt vời nhất thế giới, 3 điểm đến gồm: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Quốc (Kiên Giang).

 

Đây không phải lần đầu Hà Nội được du khách quốc tế và các cơ quan, hãng du lịch hàng đầu thế giới “chấm điểm cao”. Việc lọt vào danh sách VIP này là cơ hội cho Hà Nội đầu tư, quảng bá và phát triển du lịch – ngành công  nghiệp không khói đang lao đao trước đại dịch toàn cầu này.

 

Viết về Hà Nội, trang TripAdvisor miêu tả, thành phố nghìn năm tuổi này là sự kết hợp hài hòa giữa những nét truyền thống và hiện đại. Hà Nội vẫn lưu giữ, bảo tồn tốt khu phố cổ và những di tích kiến trúc có từ thời thuộc địa, đồng thời phát triển nhiều công trình hiện đại. Ngoài ra, thành phố này còn có hệ thống hồ, công viên và hơn 600 đền, chùa, miếu mạo rất hấp dẫn, có thể dễ dàng khám phá bằng taxi.

 

Buồn thay những thông tin như thế này luôn không được bất cứ trang thông tin “đấu tranh dân chủ” hay “yêu nước” nào của giới zân chửi mạng chia sẻ, bình luận hay đụng chạm đến. Với họ, dường như mọi thứ phải thật bi quan, bi kích liên quan đến Việt Nam hay Hà Nội thì họ mới đào bới, quy kết đó là do chế độ và Đảng Cộng sản lãnh đạo gây ra nên chỉ có thay đổi mới cải thiện được!?!

Từ biến chủng Omicron, nghĩ về bất công trong khả năng tiếp cận vaccine COVID-19

 

Từ biến chủng Omicron, nghĩ về bất công trong khả năng tiếp cận vaccine COVID-19


Trong khi các nhà dân chửi người Việt chỉ đơn thuần công kích việc Việt Nam chậm mua vaccine ngừa COVID-19, khiến lượng ca nhiễm tăng vọt sau sự xuất hiện của biến chủng Delta, một bài báo mới đây trên tờ The Conversation lại bổ sung một góc nhìn khác. Tựa đề bài báo khẳng định: “Sự bất công về vaccine ngừa COVID-19 đã cho phép biến thể Omicron xuất hiện”. Các nước nghèo gặp nhiều khó khăn hơn các nước giàu trong việc tiếp cận vaccine, và tình trạng này đã làm chậm lại các kế hoạch đạt miễn dịch toàn cầu, khiến dịch bệnh kéo dài, làm các biến thể mới của nCoV phát sinh liên tục.



Chẳng hạn, biến thể Omicron phát sinh ở Nam Phi, sau đó lây lan ra toàn cầu. Tỉ lệ tiêm chủng COVID-19 của Canada là 76%, cao gấp 10 lần so với tỉ lệ tiêm chủng ở các nước châu Phi. Hiện nay, nhiều nước giàu đã bắt đầu tiến hành tiêm chủng mũi vaccine thứ 3 hoặc 4, trong khi đa phần dân số Châu Phi chưa được tiêm mũi đầu tiên. Đây là một cách phòng dịch thiếu hiệu quả, vì nó giữ các nước nghèo ở trong tình trạng không được miễn dịch, khiến các biến chủng mới tiếp tục phát sinh, rồi lây nhiễm cho cư dân của các nước phát triển.

Vì sao tình trạng bất công này lại xuất hiện? Khi dịch COVID-19 mới bùng phát, các nước giàu đã đặt hàng trước một lượng lớn vaccine, vào lúc mà vaccine mới chỉ đang được phát triển chứ chưa được thử nghiệm. Các nhà sản xuất chấp thuận các đơn hàng đặt trước này, vì họ cần tiền để phát triển vaccine. Kết quả là cho đến nay, các nhà sản xuất vẫn đang giải quyết đơn hàng đặt trước cho các nước giàu, khiến phần còn lại của thế giới khó mua vaccine của họ.

Để khắc phục vấn đề, các nước giàu đã cam kết sẽ cung cấp khả năng tiếp cận vắc-xin một cách công bằng trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX. Nhưng cho đến nay, họ đã không đáp ứng các cam kết của mình một cách đầy đủ.

Như vậy, ngay từ đầu, việc tiếp cận vaccine vốn dĩ không đã phải là một trò chơi công bằng. Trong một chừng mực nào đó, việc Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung vaccine, thay vì chỉ mua của phương Tây, là rất dễ hiểu. Nếu muốn phản biện chính sách về vaccine của Việt Nam một cách xác đáng, giới dân chửi cần ghi nhận cả thực tế này.

BẢN ÁN THÍCH ĐÁNG GIÀNH CHO LÊ CHÍ THÀNH

 

BẢN ÁN THÍCH ĐÁNG GIÀNH CHO LÊ CHÍ THÀNH


Ngoài các vụ án mới được đưa ra xét xử liên quan đến tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tháng 12 vừa qua được các đối tượng chống đối, phản động trong và ngoài nước quan tâm, mới đây vụ án chống người thi hành công vụ của bị can Lê Chí Thành cũng tốn không biết bao công sức like, share, bình luận của giới này.



Lê Chí Thành nguyên là đại úy công an, từng là cán bộ phân trại số 5 Trại giam Xuân Lộc nhưng đã bị tước quân tịch tháng 7/2020. Chính nhân thân này của Lê Chí Thành ngay từ đầu xuất hiện trên facebook đã được các đối tượng phản động, chống đối chú ý rồi tung nhiều chiêu bài kích động, cổ súy cho các hành vi kiểu như là chống tham nhũng của y, nhất là sau khi Lê Chí Thành bị tước quân tịch do sai phạm bị kỷ luật thì đám này lại tăng cường lăng xê ở mức độ cao hơn nữa như kiểu ngôi sao mới nổi với mác chống giặc ngoại xâm để phục vụ ý đồ chống phá của chúng, để rồi Lê Chí Thành càng ngày càng lấn sâu vào giới showbiz phản động, cố thể hiện mình là người chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng bản thân lại tạo ra quá nhiều tình huống cản trở lực lượng chức năng đang thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ. Sau đó, Thành phát tán lên mạng xã hội với mục đích là thu hút người đang theo dõi để trục lợi cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Quá trình “tha hóa” và ảo tưởng, thần thánh hóa bản thân của Lê Chí Thành nói không ngoa chứ do chính sự xô đẩy, cổ súy quá nhiệt tình của đám phản động, chống đối bên ngoài mà thành.Từ một kẻ bị kỷ luật sai phạm trong công tác, Thành được đám phản động tẩy trắng, lăng xê thành một nạn nhân của công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, từ một kẻ phẩm chất kém cỏi lại vỗ ngực ta đây cho rằng mình có đủ điều kiện để trở thành đại biểu quốc hội, rồi trượt dài trên vết xe đổ của kẻ chuyên giàn dựng những buổi livestream gây rối, cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ rồi thường xuyên  đăng tải những video đó để xuyên tạc, chửi bới lực lượng công an, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước dưới sự tiếp tay của các đối tượng chống đối, phản động. Với một kẻ chuyên có các hoạt động gây rối an ninh trật tự thì chuyện tất yếu sẽ bị pháp luật xử lý. Bản án cho hành vi chống người thi hành công vụ của Lê Chí Thành tại thành phố Thủ Đức hồi tháng 3/2021 có lẽ còn quá nhẹ so với seri các hành động “chí phèo” rạch mặt ăn vạ của Thành: không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu; không xuất trình giấy tờ tùy thân khi được yêu cầu; không có đăng ký xe nên quyết định tạm giữ ô tô. Thành không có thái độ hợp tác với lực lượng chức năng mà còn tiến hành livestream phản đối các yêu cầu của lực lượng chức năng và kêu gọi cộng đồng mạng chia sẻ thông tin trên. Khi xe cẩu đến đưa xe về trụ sở thì Thành còn ngồi chặn ngay trước đầu xe cản trở.

Những kẻ chống đối, phản động đồng hành “khích lệ” Lê Chí Thành trong thời gian vẫn sát sao quan tâm đến phiên tòa xử Thành, đám này cũng không dám “cãi” về mức hình phạt quá xứng đáng giành cho Thành, chúng chỉ dám thông qua dáng đi đứng “cúi đầu” của Thành để xuyên tạc thành Thành bị tra tấn dã man, vào tù bị tra tấn, đánh đấm đã liệt rồi liệt đó là tội ác của “ Cộng sản”. Luận điệu xuyên tạc này chẳng còn lạ lẫm và mới mẻ gì khi được phát ra từ mồm những kẻ phản động, tưởng kể ra gì mới để anh em facebook còn phân tích, mổ xẻ, hóa ra vẫn chỉ toàn lời xằng bậy cũ rích. Thành đi tù, đám phản động, chống đối hết còn vẹo lợi dụng hành vi của Thành vào các hoạt động xuyên tạc, chống phá về Công an, chính quyền, nhà nước, thôi thì cố vớt vát nốt!!!

Human Rights Watch đang lảng tránh cuộc khủng hoảng giá trị của phương Tây?

 

Human Rights Watch đang lảng tránh cuộc khủng hoảng giá trị của phương Tây?


Ngày 13/01/2022, tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) đã công bố báo cáo thường niên về tình hình quyền con người tại các nước và lãnh thổ trên thế giới trong năm 2022. Tất nhiên, báo cáo này quy kết nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền, không khác báo cáo của các năm trước. Nhưng vì sao nhà nước Việt Nam lại “gia tăng vi phạm nhân quyền”, như báo cáo này mô tả? Cách giải thích của HRW tiết lộ nhiều điều mà họ đang lảng tránh.



Về vấn đề này, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Châu Á của HRW, đã trả lời phỏng vấn đài RFA tiếng Việt như sau:

“Chính phủ Việt Nam núp bóng đại dịch COVID-19 để mạnh tay đàn áp đối với các hoạt động ôn hòa nên hầu hết không bị bên ngoài Việt Nam phát hiện. Chính quyền dường như muốn xóa sổ phong trào bất đồng chính kiến đang lớn mạnh bằng các án tù tàn khốc trước khi thế giới chú ý trở lại Việt Nam.”

Phát biểu này của Phil Robertson buộc chúng ta đặt ra 2 câu hỏi.

Thứ nhất, có thật “phong trào bất đồng chính kiến” ở Việt Nam “đang lớn mạnh” không? Chưa đợi đến năm 2021, các nhóm dân chửi ở Việt Nam cũng đã rơi vào trạng thái rã đám, lục đục. Từ năm 2016, giới dân chửi gần như đã chia làm nhóm phò Trump và nhóm chống Trump rồi đánh lẫn nhau. Từ năm 2019, họ đã không tổ chức được cuộc biểu tình lớn nào, như điều họ từng làm trong những năm trước đó. Sau khi Phạm Đoan Trang bị bắt, họ cũng không tạo ra được đường dây xuất bản nào để thay thế Trang. Nói rằng “phong trào bất đồng chính kiến” ở Việt Nam “đang lớn mạnh”, thì đúng là tô hồng hình ảnh của đồng minh một cách vô duyên.

Thứ hai, có thật các nước phương Tây “không phát hiện” những sức ép mà nhà nước Việt Nam đang đặt lên giới dân chửi, vì chúng bị dịch COVID-19 che khuất hay không? Trong thực tế, các nhóm dân chửi người Việt đã “vận động quốc tế” rã cả mồm trong suốt năm vừa qua, nhưng chỉ được đáp lại một cách lạnh nhạt. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thậm chí còn không tiếp các nhà dân chửi trong chuyến công du Việt Nam, dù họ đã uổng công vận động một cách ồn ào trước đó. Có vẻ nhận xét của nhiều nhà quan sát, rằng phương Tây đang gác lại vấn đề nhân quyền để đổi lấy lợi ích thực tiễn từ Việt Nam, là hoàn toàn chính xác.

Phil Robertson dường như đang lảng tránh một sự thật: chính các nước phương Tây đang quay lưng với các khẩu hiệu về dân chủ, nhân quyền. Họ đang trải qua một cuộc khủng hoảng hệ giá trị. Cuộc khủng hoảng này mới là vấn đề mà các tổ chức về nhân quyền như HRW nên đặt ra để giải quyết.

Mặt trái đằng sau hoạt động từ thiện của các tỷ phú Mỹ

 

Mặt trái đằng sau hoạt động từ thiện của các tỷ phú Mỹ

Trong những năm gần đây, giới dân chửi người Việt tạo thành một phong trào dân túy, chuyên kích động sự phẫn nộ của người nghèo. Dù vậy, họ lại dành một thiện cảm đặc biệt cho những người giàu chung ý thức hệ. Chẳng hạn, đa số họ có thiện cảm với tỷ phú Donald Trump, bất kể những hậu quả và chia rẽ mà ông này đã để lại cho phương Tây sau nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của mình. Có lẽ bởi những tỷ phú như Trump là biểu tượng sống của chủ nghĩa tư bản, nước Mỹ và giấc mơ Mỹ - những điều mà giới dân chửi cho rằng mình có trách nhiệm phải ca ngợi.

Đặc biệt, trong những bài viết bày tỏ thiện cảm với giới nhà giàu ở nước Mỹ, những bài về hoạt động từ thiện của họ chiếm một vị trí khá nổi bật. Nhiều kênh truyền thông dân chửi đã nhắc lại chúng từ năm này qua năm khác, và mô tả các tỷ phú Mỹ như những “người giàu tốt” mà chế độ chính trị ở Việt Nam không thể tạo ra. Nhưng những hoạt động từ thiện này có hoàn toàn vô tư và tốt đẹp như cách mà người ta quảng cáo về chúng hay không? Đó là vấn đề mà giáo sư xã hội học Linsey McGoey đã đặt ra trong một bài viết trên trang Evonomics.




Giáo sư McGoey nhận xét rằng trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến một đợt bùng nổ về hoạt động từ thiện. Chẳng hạn, gần một nửa trong số 85.000 quỹ từ thiện tư nhân ở Mỹ đã được lập ra trong vòng 15 năm trở lại đây, và mỗi năm lại xuất hiện thêm hàng nghìn quỹ mới. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới không những không giảm đi, mà còn tăng nhanh trong thời gian qua. McGoey cho rằng trong thực tế, hoặt động từ thiện của những người giàu có thể làm trầm trọng thêm khoảng cách giàu nghèo thay vì giảm thiểu nó.

Theo báo cáo thường niên từ các tổ chức như Viện Trao tặng (Giving Institute), chỉ có một tỷ lệ nhỏ của tổng số tiền từ thiện vừa kể, thường dưới 10% mỗi năm, được chi cho các hoạt động vì người nghèo. Tỷ lệ này trái ngược với các khoản quyên góp lớn hơn nhiều được chi cho các hoạt động tôn giáo hoặc các trường đại học giàu có – những thứ củng cố quyền lực của người giàu thay vì đem lại cơ hội cho các tầng lớp dưới. Dù vậy, các khoản từ thiện này lại giúp người giàu phải đóng ít thuế hơn, một phần nhờ các quy định về mức thuế phải nộp, một phần nhờ danh tiếng trên truyền thông và ảnh hưởng chính trị. Kết quả là ngân sách mất đi một lượng lớn tiền mà nó có thể chi cho phúc lợi của người nghèo, qua đó thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.

Ngoài ra, nhiều tập đoàn xuyên quốc gia cũng dùng những hoạt động từ thiện để PR và thúc đẩy bán hàng ở những thị trường mới. Quỹ từ thiện của Bill Gates là ví dụ tiêu biểu.

Có thật các tỉ phú Mỹ chỉ lợi dụng hoạt động từ thiện cho mục đích lợi nhuận, chứ không hề có ý định hy sinh để thay đổi thế giới không? Những ảnh minh họa ở trên bao gồm một post năm 2017 của fanpage Việt Tân, trong đó họ ca ngợi ông chủ của Facebook, là tỷ phú Mark Zuckerberg. Vậy mà năm nay, Việt Tân lại lên án Zuckerberg bán rẻ nhân quyền của họ để đổi lấy lợi nhuận. Đây có phải là một lần tỉnh ngộ hiếm hoi?

Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

 

“Thanh Hải Vô Thượng Sư” – sự thật về một tà đạo “ngũ giới cấm” không thờ tổ tiên

“Thanh Hải Vô Thượng sư” còn có tên gọi là Quán Âm Pháp môn hay còn gọi là Pháp thiền Quán Âm – một đạo giáo chuyên về thiền. Đây là tổ chức có yếu tố cực đoan, phản động mang màu sắc chính trị.

Thanh Hải còn có tên Trịnh Đặng Huệ, Đặng Thị Trinh (SN 1948 tại huyện Phổ Đức, tỉnh Quảng Ngãi). Thanh Hải có cha là người Trung Quốc, có mẹ là người Việt Nam. Sau khi học hết lớp 11, Thanh Hải từng qua Pháp và Đức. Trong thời gian ở Tây Đức, Thanh Hải làm nghề thông dịch viên cho Hội thập tự và lập gia đình với một bác sỹ y khoa người Đức. Sau hai năm, hai người ly hôn thì Thanh Hải tập trung vào các hoạt động tâm linh.

Năm 1979, Thanh Hải thọ Tam quy ngũ giới với tu sĩ Thích Như Điển, lấy pháp danh Thị Nguyện nhưng chùa của tu sĩ Thích Như Điển không nhận nữ giới. Sau đó, Thanh Hải qua Ấn Độ xuất gia, trước tiên với cái Lạt Ma Tây Tạng. Sau đó, theo học với người Ấn Độ đạo Sikh tên là Jampa Ngâng Dargrey và người kế tiếp là Thakar Singh, một giáo sĩ thuộc dòng Surat Shabd Yoga (Sant Mat) và chính vị này đã truyền pháp “Thanh Sắc Quang Ảnh” cho bà.

Đặng Thị Trịnh – Thanh Hải vô thượng sư.

Năm 1983, Thanh Hải đến Đài Loan thọ giới Tỳ Kheo Ni tại một giới đàn ở Đài Bắc thuộc Giáo hội Phật giáo Đài Loan. Trong thời gian trước khi thọ giới, Thị Nguyện được gửi đến Linh Sơn Phật học viện tại Đài Bắc của Thích Tịnh Hạnh để tá túc học tập và được ban cho pháp hiệu Thanh Hải. Năm 1989, Thanh Hải sang Đài Loan lập Pháp môn lấy tên là “Thanh Hải Vô Thượng Sư”.

Hiện tượng “Thanh Hải Vô Thượng Sư” có nguồn gốc nước ngoài, có trụ sở chính tại Đài Loan. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo Phương Đông, lối tu Quán Âm Thanh Hải không phải xuất phát từ đạo Phật, càng không phải là Pháp Môn Nhĩ căn Viên của Đức Bồ Tát mà chính là pháp thiền Yoga của Phái Sant Thanh Hải là SantThakar Singh (1929 – 2005), được biết đến với cái tên Sant Mat Master.

“Thanh Hải Vô Thượng Sư” không có giáo lý chính thống. “Thanh Hải Vô Thượng sư” góp nhặt những điểm chính trong kinh thánh Thiên Chúa giáo, kinh Tăng Nghiêm của Phật giáo và giáo lý của Ấn Độ giáo, chắp vá và lợi dụng sự mê tín của một bộ phận người dân Việt Nam để lập nên tổ chức. Nói về Thanh Hải, Hoà thượng Thích Tịnh Hạnh viết tiếp “Thanh Hải dùng phương pháp Tâm ấn để khống chế người theo đạo, làm cho tâm trí kẻ chịu đạo bị mê hoặc”.

Theo giáo luật của “Thanh Hải Vô Thượng Sư” thì người tu không được truyền dạy cho người khác, chỉ có Minh Sư Thanh Hải hoặc người làm sứ giả cho Minh Sư mới được truyền pháp và điển lực “Tâm Ấn” là của Minh Sư chứ không phải của người dạy. Để truyền bí pháp, người tu phải cam kết ăn chay trường và giữ 5 giới nhà Phật và ngồi thiền ít nhất mỗi ngày 2,5 tiếng. Đồng thời, nên đi “Công tu”, ngồi thiền chung và đồng tu.

Thanh Hải là người đứng đầu, được tín đồ “tôn sùng” gọi là “sư phụ” người lãnh đạo cao nhất, dưới có các trung tâm thiền đường. Ban giúp việc, ban Ngoại vụ – giúp Thanh Hải tập hợp, soạn thảo kinh sách, kiểm duyệt danh sách “liên lạc viên”, tiếp nhận, trao truyền thông điệp, chỉ thị của Thanh Hải; “Thị giả” – những “đồng tu” xuất gia có đức hạnh được lựa chọn để phục vụ Thanh Hải. “Sứ giả” – thay “Thanh Hải Vô Thượng Sư” trong hoạt động tuyên truyền, truyền tâm ấn; “Hộ pháp” là người bảo vệ Thanh Hải Vô Thượng Sư; “Liên lạc viên” – người phụ trách hoạt động Thanh Hải Vô Thượng Sư ở một địa phận, quốc gia, vùng lãnh thổ và “Đồng tu”. “Đồng tu có hai hình thức là tu tại gia (không cạo tóc, không phải mặc áo tu sĩ) và xuất gia (phải cạo tóc, vào tu tại các “thiền đường” hoặc vào các trung tâm “Thanh Hải Vô Thượng Sư”.

Xét về phạm vi, tổ chức, “Thanh Hải Vô Thượng Sư” là giáo chủ, xây dựng hệ thống các đệ tử – chân rết ở các quốc gia và thực hiện thông qua một cộng đồng kết nối toàn cầu chủ yếu là trực tuyến. “Thanh Hải Vô Thượng Sư” dùng các trang thông tin điện tử để điều phối hoạt động và giảng thuyết. Tổ chức này có một hệ thống “tình nguyện viên” đông đảo.

Những người tin, theo tôn sùng Thượng sư Thanh Hải. Người tu thường ăn chay trường, ngồi thiền và xem kênh truyền hình quảng bá về Thanh Hải, qua các phương tiện truyền thông, có thể ngồi với bất kỳ tư thế nào cảm thấy thoải mái, nhắm mắt lại và tập trung vào giữa trán mà Thanh Hải gọi là “Mắt trí huệ” và phóng tầm nhìn vào một điểm cố định như một màn trước mắt. Mật niệm chậm rãi tên các vị Phật, vị Thánh mà bạn yêu thích nhưng lại khuyến khích người ta tu niệm “Nam mô Thanh Hải Vô Thượng sư” thì tốt hơn.

Người tu theo “Thanh Hải Vô Thượng Sư” trong nhà không có bát hương thờ cúng tổ tiên, bố mẹ, vợ con; anh chị em chết không khóc, không để tang, không làm giỗ. Khi ngồi Thiền có khăn trùm kín đầu, hai ngón tay bịt kín vào tai, lập bàn thờ có ảnh Thanh Hải, 5 ngọn nến, 1 đĩa hoa tươi, 1 gói kẹo, 1 ngón tay bịt vào lỗ tay.

Hiện tượng “Thanh Hải Vô Thượng Sư” đã có mặt trên 79 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trụ sở chính đặt tại “Trung tâm Thiền Tây Hồ” ở Đài Loan. Đồng thời, sử dụng mạng xã hội; xây dựng các trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau; tổ chức hoạt động từ thiện, khoá tu thiền bế quan, các sự kiện văn hoá, hoạt động kinh doanh về sản phẩm thời trang, nghệ thuật do Thanh Hải thiết kế, sáng tạo và thực phẩm chay mang nhãn hiệu Loving Hut để tuyên truyền.


Ngược trở lại thời gian, sau khi thành lập, “Thanh Hải Vô Thượng Sư” hoạt động ở 41 quốc gia thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ…. Đặng Thị Trinh nhận được sự tài trợ có nhiều cơ sở ở các nước đã lôi kéo khoảng 100.000 tín đồ. Tuy nhiên, do có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật ở một số nước sở tại nên tổ chức “Hội thiền định quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư” bị cấm hoạt động ở các quốc gia này.

Thanh Hải Vô Thượng sau đó đã mở rộng hoạt động với mục đích trục lợi về kinh tế bằng các hình thức tổ chức các buổi, hội thuyết tập thể, đưa người vượt biên trái pháp luật, bán các sản phẩm do Thanh Hải thiết kế, ở hệ thống nhà hàng chay vừa kinh doanh vừa hoạt động…, gây dựng hình anh cá nhân của một số đối tượng cầm đầu cốt cán. Thanh Hải thành lập chuỗi nhà hàng Loving Hut với hơn một trăm nhà hàng trên toàn thế giới nhưng thực chất là để tuyên truyền về “Thanh Hải Vô Thượng Sư”.

Cụ thể, đã ra mắt dòng sản phẩm quần áo ở New York vào 1995. Thanh Hải cũng là tác giả của những cuốn sách ảnh như The Birds in Ly Life và Noble. Chính phủ Đài Loan đã điều tra tổ chức của bà về “cáo buộc gây quỹ bất chính”. Trong đó, có việc chuyển 2 triệu đô la ra ngoài nước này. Thanh Hải đã từng tặng 640.000 USD cho ủy thác chi phí Pháp lý của Tổng thống Bill Clinton, Ủy ban này đã trả lại số tiền trên vào năm 1996, bởi các nguồn tài trợ đáng ngờ.

Tại Việt Nam, “Thanh Hải Vô Thượng Sư” xuất hiện khá sớm trên địa bàn Việt Nam từ năm 1990 tại tỉnh Sóc Trăng. Sau đó, đã phát triển hệ thống chân rết ra nhiều địa phương, vùng miền trên toàn quốc với tốc độ nhanh và số lượng lớn. Bà Trinh thường cho người về Việt Nam truyền đạo, lôi kéo các thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông theo đạo này về Việt Nam lén lút truyền bá. Từ 1990, thông qua kinh sách và băng thu hình, “đạo” được truyền cho những người vượt biên trong trại tị nạn ở Hồng Kông, sau đó từ Campuchia vào Việt Nam.

Năm 1993, có 7 đoàn người Đài Loan dưới danh nghĩa cứu trợ cho tỉnh Long An; đồng thời mang nhiều tài liệu tuyên truyền “Thanh Hải Vô Thượng Sư”.

Ở Việt Nam, nguồn tài chính thu nhập chủ yếu là buôn bán vật phẩm như băng đĩa, sách báo, quà lưu niệm, trang sức, quần áo, vật dụng cá nhân được cho rằng có lực lượng gia trì của Thiên Đàng trong ấy. Mỗi vật phẩm ấy đều được quy ra điểm, gọi là điểm tâm linh tùy theo giá niêm yết (giá niêm yết thường cao hơn rất nhiều so với giá trị vật chất). Từ việc thu nhập nguồn tài chính to lớn, Thanh Hải xây dựng hệ thống truyền hình vệ tinh internet. Có cả hệ thống sản xuất thực phẩm chay mang sắc thái truyền đạo (hệ thống nhà hàng chay Loving Hut), khuyến khích ăn chay. Quay phim, ca nhạc, ngâm thơ, họp mặt, giao lưu khắp thế giới. Thường tổ chức các cuộc tập trung cộng tu ngôi thiền như Pháp, Thái Lan, Đài Loan với quy mô lớn và tốn kém. Do việc huy động tài chính to lớn như vậy đã gây ra mâu thuẫn ở một số gia đình đệ tử như vợ chồng ly hôn, ly thân, tiêu tán tài sản…

Với mục đích lừa đảo và trục lợi về kinh tế, hiện tượng “Thanh Hải Vô Thượng Sư” đã lôi kéo và tổ chức nhiều buổi thuyết giảng ở nước ngoài, kêu gọi người tin theo đóng góp để tham gia các buổi nói chuyện bà tổ chức.

Nhìn chung, thông qua nhiều hình thức như mở hệ thống nhà hàng chay, hoạt động kinh doanh buôn bán, từ thiện hay các buổi lễ thuyết giảng, ngoài việc mở rộng địa bàn, phô trương danh tiếng để trục lợi về kinh tế “Thanh Hải Vô Thượng Sư” còn có một số biểu hiện của yếu tố cực đoan, phản động, mang màu sắc chính trị.

Ngày 25/10/2019, hưởng ứng ngày “Quốc tế Thanh Hải Vô Thượng Sư” đã có hàng trăm người Việt Nam thường xuyên xuất cảnh sang Đài Loan và một số quốc gia khác tham gia hoạt động truyền đạo và kỷ niệm của “Thanh Hải Vô Thượng Sư” trên thế giới.

Hiện nay, “Thanh Hải Vô Thượng Sư” chuyển sang hoạt động núp dưới bóng các nhà hàng, sự kiện nên công tác nắm tình hình gặp nhiều khó khăn. Theo con số thống kê Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo cập nhật (con số báo cáo chưa đầy đủ) ở 18 địa phương chịu tác động của hiện tượng tôn giáo mới “Thanh Hải Vô Thượng Sư” thì số lượng tín đồ tin theo khoảng 1.221 người. Các nhóm người tụ họp và tổ chức một số hoạt động tại các địa phương gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nơi có sinh hoạt của các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện. Các địa phương chịu nhiều tác động nhiều như: Hà Nội, Bắc Giang, cần Thơ, Bình Thuận, Đà Nang, Sóc Trăng, Thái Bình, Hải Dương.

Thành phần tin theo “Thanh Hải Vô Thượng Sư” chia thành hai bộ phận. Giai đoạn đầu là những người dân tị nạn ở các quốc gia. Giai đoạn sau mở rộng tới nhiều thành phần như nông dân, trí thức và những người có điều kiện về kinh tế. Hệ thống tổ chức của “Thanh Hải Vô Thượng Sư” khá chặt chẽ, Đặng Thị Trinh xây dựng được hệ thống chân rết khá tin cậy hoạt động ở các quốc gia, biểu hiện qua việc xây dựng hệ thống nhà hàng chay hoạt động kín đáo và theo chỉ đạo từ xa của Đặng Thị Trinh.

Theo Báo CAND

ĐTN-LTH (QLHC)

 

Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022

GÓC NHÌN CỦA PHẢN ĐỘNG VỚI “TỊNH THẤT BỒNG LAI”

 

GÓC NHÌN CỦA PHẢN ĐỘNG VỚI “TỊNH THẤT BỒNG LAI”

Trước đây khi vấn đề của Tịnh Thất Bồng Lai còn đang lùm xùm, dư luận phản ánh trước hành vi lợi dụng tín ngưỡng Phật giáo, trá hình là cơ sở tôn giáo, lấy danh nghĩa nuôi trẻ mồ côi để trục lợi của tổ chức này thì đài RFA hùng hồn đứng ra bảo vệ cho việc làm của những con người giả tu nơi đây, thậm chí công kích lại báo chí Nhà nước về việc thời gian qua đã có nhiều bài viết quy kết cho rằng những người ở Tịnh Thất Bồng Lai là giả sư và không được Giáo hội Phật giáo Việt Nam - một tổ chức do Nhà nước quản lý công nhận.


 

Đã biết từ bấy lâu nay các đài báo phản động chống Cộng tại hải ngoại như RFA, RFI VOA, BBC… cứ rêu rao giọng điệu xuyên tạc rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay là Giáo hội quốc doanh, là giả sư, là công cụ của cộng sản, cố tình làm đủ các chiêu trò phủ nhận vai trò lãnh tụ tinh thần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với đời sống tâm linh của toàn thể phật tử Việt Nam trong và ngoài nước… Nên có lẽ chúng nghĩ rằng mượn trend “Tịnh thất bông lai” và nâng được tổ chức này lên sẽ giúp sức “hạ bệ” được Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nhân tiện mượn sự nổi tiếng vốn có của “Tịnh Thất Bồng Lai” do đám trẻ em được nuôi dưỡng tại đây tham gia các cuộc thi như “hát bolero”, “thách thức danh hài” mang lại mà thu hút được nhiều quan điểm người cổ súy cho những tổ chức tôn giáo chui, bất hợp pháp như này.

Nhưng cái kim trong bọc đến ngày lòi ra, không để các đài báo phản động phải múa bút lâu, xuyên tạc lâu các hoạt động của “Tịnh thất bồng lai” cuối cùng đã bị các cơ quan chức năng lột trần và bản thân “Tịnh Thất Bồng Lai” hay “Thiền Am bên bờ vũ trụ” đã tự phơi bày bản chất. Khi được hỏi về việc dựng tượng phật, mặc trang phục gần giống tu sỹ phật giáo những người “Tịnh thất bồng lai” đều cãi rằng đây là nhà riêng mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, chứ không ai có chức sắc già trong tổ chức tôn giáo nào; Ngày 05/1/2022, cơ quan Điều tra Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án, cùng lúc với 3 tội danh liên quan đến “Tịnh Thất Bồng Lai”, trong đó, khởi tố Lê Tùng Vân với 3 tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của tổ chức, cá nhân... và tội loạn luân.

Trước việc xử lý của pháp luật đối với các hành vi vi phạm, lợi dụng hoạt động tôn giáo để trục lợi của “Tịnh Thất Bồng Lai” đã có Bùi Thanh Hiếu (Hiếu gió) kẻ phản động đang sống tại Berlin đăng tải trên facebook cá nhân dám so sánh sự loạn luân của Lê Tùng Vân - ông nội trong Tịnh Thất Bồng Lai với nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Hiếu gió mượn lời của một nhà Thượng tọa Thích Minh Hiền - một vị sư đang bị có khúc mắc cá nhân với Hiếu gió buông lời rèm pha, so sánh sằng bậy. Vậy chắc chắn các đài báo phản động như RFA, BBC có lẽ sẽ phát tiếp tục sử dụng “loa rè” của mình để “bênh vực” “Tịnh thất bồng lai” và cả kẻ loạn luân.

Chờ xem chúng sẽ sử dụng luận điệu gì để lôi kéo dư luận ủng hộ cho Tịnh Thất Bồng Lai, cổ súy cho những hành vi sai trái, lợi dụng vỏ bọc tôn giáo, hành vi loạn luân để vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, tự do tín ngưỡng... Chúng vẫn đang mơ về việc dựng được nhiều tổ chức trá hình như kiểu của một Tịnh Thất Bồng Lai như thế ở Việt Nam để lợi dụng chống phá Nhà nước…

Đồng Tâm sau hai năm: Lòng tham của gia đình Lê Đình Kình và sự trở mặt của số rận chủ

 

Đồng Tâm sau hai năm: Lòng tham của gia đình Lê Đình Kình và sự trở mặt của số rận chủ

Thời gian trôi đi, nhưng trong tâm trí người dân Đồng Tâm thì ngày 09/01/2020 là thời điểm thể hiện rõ nhất tội ác man rợ, hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng của Lê Đình Kình cùng một số đối tượng cầm đầu quá khích. Tội ác của các đối tượng đã bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nhưng sau tròn hai năm nhìn lại vụ việc tại xã Đồng Tâm thì dư luận và người dân địa phương đều nhận thấy lòng tham của thân nhân Lê Đình Kình không thay đổi; chỉ có sự thay đổi nhận thấy rõ nhất, đó là sự “trở mặt” của các đối tượng chống đối chính trị và bình yên đã thật sự trở lại tại xã Đồng Tâm thời gian qua.



Nếu như thời điểm sau ngày 09/01/2020, các đối tượng chống đối chính trị thường xuyên về Đồng Tâm gặp gỡ Dư Thị Thành và thân nhân Lê Đình Kình. Lúc đó, Đồng Tâm như một miếng mồi ngon để các đối tượng chống đối chính trị lợi dụng; Dư Thị Thành từ một người phụ nữ chất phác bỗng trở thành một diễn viên, bà ta khóc lóc, nói những điều theo sự xắp xếp của các đối tượng chống đối chính trị chỉ để kiếm những đồng tiền nhằm nuôi sống bản thân cùng gia đình; bất chấp nhân phẩm, nghe theo sự xúi giục, hứa hẹn của số luật sư cấp tiến để làm những điều trái với lương tâm, lợi dụng chính đám tang của chồng để kiếm tiền phúng điều từ đám “rận chủ”. Nhưng đến nay, sau hai năm thì các đối tượng chống đối chính trị đã “trở mặt” với Dư Thị Thành cùng thân nhân Lê Đình Kình. Từ tháng 5/2020 đến nay, các đối tượng chống đối chính trị đã không về xã Đồng Tâm gặp Dư Thị Thành, không có bất kỳ hoạt động nào thể hiện sự quan tâm đến Đồng Tâm và gia đình Lê Đình Kình như những lời hứa hẹn trước đây. Ngày 09/01/2022 tại xã Đồng Tâm là sự bình yên, không khí rộn ràng của người dân trước Tết nguyên đán, đó là không khí đoàn kết xây dựng, cải trang đường làng, ngõ xóm, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần. Đối với gia đình Dư Thị Thành thì đó là sự buồn tủi, bà ta lủi thủi, buồn bã đi lại trong chính ngôi nhà diễn ra tội ác của chồng, con, cháu mình với sự cô đơn, dằn vặt của lương tâm. Ngay cả những người trước đây là thành viên trong “Tổ Đồng thuận”, giờ đây họ cũng từ mặt gia đình bà vì chính hành động man rợ của Lê Đình Kình cùng một số đối tượng trong ngày 09/01/2020. Sống trong tội lỗi, sự xa lánh của xóm làng, sự quay mặt của chính những người trước đây hứa hẹn sống chết với Lê Đình Kình nhưng Dư Thị Thành vẫn tham lam, ảo tưởng. Điều này như một thói quen xấu tồn tại trong gia đình Kình. Điển hình của việc này, đó chính là cuối tháng 12/2021, Dư Thị Thành (vợ Lê Đình Kình) với sự tư vấn của Trần Thị Hương (vợ Lê Đình Công), Nguyễn Thị Duyên (vợ Lê Đình Uy) đã gửi đơn đến Ngân hàng Vietcombanks và các cơ quan chức năng đề nghị “trả lại” hơn năm trăm triệu đồng tiền mà bà Thành cho rằng các đối tượng chống đối chính trị lợi phúng điếu Lê Đình Kình.

Sau hai năm, các đối tượng chống đối chính trị trước đây lợi dụng vụ việc Đồng Tâm để tuyên truyền, xuyên tạc nhằm chống chính quyền như Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Cấn Thị Thêu, Nguyễn Thị Hạnh đều đã bị các lực lượng chức năng bắt, xử lý. Số “rận chủ” còn lại như Đặng Bích Phượng, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Trương Văn Dũng, Nguyễn Nguyên Bình... khi nhận thấy không thể lợi dụng Dư Thị Thành kêu oan nhằm xuyên tạc, nói xấu chính quyền vì tội ác của Lê Đình Kình cùng các đối tượng khác đã “rõ như ban ngày” thì số này chọn cách im lặng, không thể hiện bất kỳ sự ủng hộ nào với Dư Thị Thành. Giờ đây xã Đồng Tâm đã thay đổi toàn diện, không có cảnh tụ tập đông người lợi dụng khiếu kiện để gây mất an ninh trật tự như trước đây. Lê Đình Ba, Bùi Văn Nhạc và một số người trước đây là thành viên trong “Tổ Đồng thuận” giờ đã nhận ra bản chất côn đồ, lưu manh, tư lợi của thân nhân Lê Đình Kình nên đã không duy trì “Tổ đồng thuận”. Mặt khác, chính những người trước đây trong “Tổ đồng thuận” giờ lại là những người tích cực cùng cán bộ xã Đồng Tâm xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Lòng tham và tội ác là những gì đang ám ảnh, theo đuổi Dư Thị Thành và thân nhân Lê Đình Kình, để rồi họ sống trong tủi nhục với người dân thôn Hoành. Hai năm xảy ra vụ việc Đồng Tâm cũng ghi nhận sự thay đổi tích cực tại địa bàn và số công dân trong “Tổ đồng thuận” trước đây. Tội ác của Lê Đình Kình cùng các đối tượng cầm đầu, quá khích và các đối tượng chống đối chính trị đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm. Bình yên đã trở, nó hiển thị trong chính ngày tròn hai năm xảy ra vụ việc Đồng Tâm.