Thứ Tư, 12 tháng 7, 2023

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

 

PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là một khu bảo tàng về những giá trị sinh hoạt đời sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại Hà Nội từ năm 1954 đến năm 1969 được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975; là một trong những di tích quốc gia đặc biệt. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tập hợp các di tích mang ý nghĩa lịch sử, văn hoá, gắn với quê hương đất nước, tình đồng chí, bè bạn quốc tế và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Đặc biệt, với nhà sàn là biểu tượng cho lối sống giản dị, gần gũi, gắn bó với nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến nay, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đón nhiều đoàn đại biểu ở trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới với những tình cảm rất đặc biệt dành cho Người.

Với dã tâm tâm thâm độc, âm mưu nham hiểm, các thế lực thù địch, phản động ra sức chống phá cách mạng Việt Nam, đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hòa bình”, tập trung công kích tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng; xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tách rời, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến tới phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin nền tảng tư tưởng lý luận, cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ngay tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch, phản động cũng đã nhiều lần xuyên tạc, đặt ra những câu hỏi đầy dụng ý nhằm tầm thường hóa các các di tích bằng việc quy thành giá trị hàng hóa đơn thuần hoặc các ẩn ý phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối của chúng. Vì vậy, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay là vấn đề cấp bách, là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, những năm qua, các học viện, trường quân đội đã tăng cường gắn kết các hoạt động này góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với những minh chứng sống động về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với hệ thống các di tích cả nước luôn phát huy giá trị trong tuyên truyền giáo dục truyền thống, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, phản động. Quán triệt quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và sự hướng dẫn của Tổng cục Chính trị, cấp ủy các cấp ở các học viện, trường quân đội luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống, lịch sử trong quân đội nói chung và phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được quan tâm với nhiều giải pháp thiết thực, biện pháp triển khai quyết liệt, có hiệu quả, góp phần góp phần xây dựng phẩm chất, nhân cách người quân nhân cách mạng; nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tu dưỡng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; kịp thời định hướng tư tưởng cho bộ đội đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động; nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ ở các học viện, trường quân đội. Bước đầu khái quát một số kết quả chủ yếu về phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường quân đội như sau:

Một là, các học viện, trường quân đội thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tập trung làm rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động; làm rõ vị trí, vai trò giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và chức năng, nhiệm vụ của các học viện, trường quân đội cũng như sự cần thiết phải phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về nhận thức và hoạt động thực tiễn. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức lực lượng, nhất là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy trong tuyên truyền, làm rõ giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Hai là, cấp ủy các cấp ở các học viện, trường quân đội tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Quán triệt quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy các cấp ở các học viện, trường quân đội đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị mà cấp ủy các cấp xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng, phù hợp, hiệu quả cao. Phát huy tốt vai trò của viện nghiên cứu, khoa giáo viên trong luận giải, làm rõ cơ sở khoa học, giá trị của di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các đối tượng học viên. Đây là những lực lượng nòng cốt ở các học viện, trường quân đội; lực lượng tiên phong đi đầu trong gắn kết giữa nghiên cứu, giảng dạy và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2021 của Ban Chỉ đạo 35 Đảng ủy Học viện Chính trị chỉ rõ, “Học viện luôn coi trọng việc gắn kết công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”[1].

Ba là, nội dung, hình thức, phương thức phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đa dạng, phong phú, sát thực tiễn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của học viện, trường. Những năm qua, các học viện, trường quân đội luôn chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương thức phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó, về nội dung tập trung vào việc nghiên cứu, tuyên truyền các di tích gắn với những năm tháng làm việc, sinh hoạt của Người; các di tích gắn với tình cảm của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế dành cho Người… Đây là những minh chứng sống động về tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đập tan mọi âm mưu thâm độc, nham hiểm, chống phá của các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung được chuyển tải trong mỗi công trình nghiên cứu khoa học, từng bài giảng, bài báo, bài viết… tạo sự lan tỏa sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, bạn bè quốc tế về tấm gương đạo đức, phong cách của Người. Hình thức, phương thức phát huy hết sức đa dạng, phong phú như nghiên cứu đề tài, sách, báo, tạp chí, bài giảng, hội thảo khoa học, tọa đàm, phát thanh, truyền hình, blog, facebook, fanpage… Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, các phong trào thi đua, các cuộc vận động, cuộc thi bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận và dân vận, kết nghĩa. Ban chỉ đạo 35 ở các học viện, trường quân đội, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp, lực lượng 47 đã có nhiều hoạt động với các hình thức phong phú; kết hợp giữa tuyên truyền bằng tiếng Việt với tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh; đặc biệt là hình thức tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bằng các video tiếng Anh.

Bên cạnh những thành công là chính, việc phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở một số cơ quan, đơn vị thuộc các học viện, trường quân đội có mặt còn hạn chế; chưa thật thường xuyên; nội dung, hình thức, phương thức phát huy có thời điểm chưa phù hợp, chưa linh hoạt, thiếu tính sáng tạo. Nhận thức của một số cấp ủy, chính trị viên, cán bộ chính trị ở một số học viện, trường quân đội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chưa thật đầy đủ; chưa có nhiều chủ trương, giải pháp hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Để tiếp tục phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thời gian tới, các học viện, trường quân đội cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là giải pháp quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về vị trí, vai trò, giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và di tích của Người nói riêng. Nhận rõ sự cần thiết phải phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thực hiện giải pháp này đòi hỏi cấp ủy, tổ chức đảng các cấp ở các học viện, trường quân đội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các lực lượng về sự cần thiết phải phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp với từng cơ quan, đơn vị.

Hai là, tích cực, chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương thức phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là giải pháp cơ bản, có ý quyết định đến chất lượng, hiệu quả của việc phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Muốn vậy, phải luôn tích cực, chủ động đổi mới về nội dung, hình thức, phương thức phù hợp với thực tiễn, nhất là trước tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông, mạng xã hội để phát huy hơn nữa giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng hiện nay. Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, khai thác làm rõ, sâu sắc hơn giá trị các di tích bằng việc nghiên cứu các công trình khoa học như đề tài, sách, báo, tạp chí… bằng các hình thức như nghiên cứu, giảng dạy, hội thảo khoa học, tọa đàm, sinh hoạt học thuật trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Nghiên cứu đổi mới nội dung, hình thức, phương thức đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phù hợp; kết hợp chặt chẽ các hình thức, phương pháp đấu tranh, phát huy có hiệu quả các hình thức đấu tranh dựa trên ứng dụng công nghệ số, sử dụng ngôn ngữ nước ngoài nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng góp phần định hướng dư luận, phản bác các quan điểm sai trái phản động, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Ba là, thường xuyên bám nắm, truyền thụ kinh nghiệm, bồi dưỡng đội ngũ, kịp thời rút rút kinh nghiệm về phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường quân đội. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là việc làm thường xuyên của cấp ủy, chỉ huy các cấp ở học viện, trường quân đội; trong đó, tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng, truyền thụ kinh nghiệm, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Giải pháp này chỉ rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, nhân viên ở các học viện, trường quân đội trong phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chú trọng kinh nghiệm nhận diện, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; kinh nghiệm, kỹ năng phân tích và nắm chắc giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền, truyền tải thông tin góp phần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức và sự lan tỏa sâu rộng, thấm sâu vào cách nghĩ, cách làm của mỗi người dân, tạo sức đề kháng, miễn dịch, xử lý nhanh, sắc sảo, có sức thuyết phục cao, đập tan mọi luận điệu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, xuyên tạc giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khai thác, sử dụng và phát huy tốt thế mạnh của công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông, mạng xã hội trong phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bốn là, phối kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan trong phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường quân đội. Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới chỉ rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và lực lượng. Vì thế, để tiếp tục phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần huy động sức mạnh tổng hợp, mà trực tiếp là các nhà trường quân đội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng liên quan. Tiếp tục đẩy mạnh việc phối kết hợp, gắn kết chặt chẽ giữa các lực lượng, tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ trong trao đổi thông tin về di tích; tổ chức tham quan nghiên cứu học tập, nghiên cứu khoa học, hội thảo, tọa đàm… Tăng cường sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong nhận diện âm mưu, thủ đoạn chống phá mới của các thế lực thù địch và biện pháp đấu tranh hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu, nắm chắc những di tích tại Phủ Chủ tịch với các di tích khác có liên quan trên phạm vi cả nước để làm sâu sắc hơn tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, minh chứng không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta, non sông đất nước ta và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.

Năm là, phát huy vai trò Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị và lực lượng 47 trong phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường quân đội. Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị và lực lượng 47 ở các học viện, trường quân đội có vị trí, vai trò quan trọng trong phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, cần tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong tham mưu với Đảng ủy ban giám đốc (ban giám hiệu) các học viện, trường quân đội nghiên cứu, triển khai các hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với nội dung, hình thức, phương thức phù hợp, sát đúng đối tượng. Hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Phát huy vai trò của lực lượng 47 trong đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch cơ hội chính trị trên không gian mạng; tiếp tục duy trì có hiệu quả các trang mạng xã hội tổ chức đấu tranh trực tiếp phản bác quan điểm sai trái, thù địch; phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Không có nhận xét nào: