GIÁM SÁT LÀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÂN DÂN
Giám sát chính là hoạt động thể hiện bản chất dân chủ trực tiếp của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, hoạt động này ngày càng hoàn thiện, cùng với các hoạt động khác của thể chế chính trị. Song, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề này để nói xấu chế độ chính trị ở Việt Nam. Vừa qua, trên Facebook “Hội những người cầm bút can đảm”, Diễm Thi có bài viết: “Quyền giám sát của Nhân dân đối với ĐCSVN chỉ nằm trên giấy”, cho rằng quyền giám sát của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, xã hội mới chỉ nằm trên giấy, Nhân dân vẫn chưa có cơ hội thực hiện; đồng thời kêu gọi duy trì một xã hội dân sự. Thực tế, Diễm Thi đang cố tình không hiểu quyền giám sát của Nhân dân và kích động “diễn biến hoà bình” ở Việt Nam.
1. Hiến pháp Việt Nam năm 2013, quy định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân do nhân dân quản lý và điều hành xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Đảng ta khẳng định: Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, nếu không phát huy được dân chủ và quyền giám sát của nhân dân thì sẽ thất bại. Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm dân là gốc; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, giám sát của nhân dân; dân chủ nói chung, giám sát nói riêng ở Việt Nam thể hiện bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa với nội dung cốt lõi là tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền làm chủ của nhân dân, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ công dân; được vận hành theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” bảo đảm tất cả quyền lực, trong đó có quyền giám sát thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở; kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Thành quả gần 40 năm đổi mới đã khẳng định, Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy quyền giám sát của nhân dân, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền giám sát của nhân dân trong thực thi những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Như vậy, giám sát của nhân dân là thực sự, không phải là hình thức. Vì vậy, phải tiếp tục phát huy vai trò, sự tham gia, của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức, giám sát thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Mọi hoạt động của hệ thống chính trị phải phục vụ lợi ích của nhân dân. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ nói chung, giám sát nói riêng và vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Thực tiễn chứng minh rằng, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng xã hội dân sự làm công cụ để thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam. Với ý đồ xây dựng xã hội dân sự trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước, đòi Nhà nước chia sẻ quyền lực chính trị cho xã hội dân sự, lợi dụng xã hội dân sự để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, liên kết các tổ chức xã hội dân sự để thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Hình thành tổ chức chính trị đối lập cùng với các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở Việt Nam hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này; tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc cán bộ, đảng viên trong nội bộ để tuyên truyền, kích động tâm lý bất mãn với Ðảng, Nhà nước; phủ nhận, xét lại lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc; kích động tư tưởng vô chính phủ, tuyên truyền các giá trị của văn hóa phương Tây… Từ đó làm “đổi màu” các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan do dân bầu trong hệ thống chính trị; thông qua các tổ chức xã hội dân sự để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều này là không thể chấp nhận được. Vì vậy, không thể duy trì xã hội dân sự ở Việt Nam.
Việc các thế lực thù địch bôi nhọ, vu cáo, trắng trợn, xuyên tạc quyền giám sát của người dân và kêu gọi duy trì một xã hội dân sự, là đi ngược lại chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lợi ích nguyện vọng, chính đáng của nhân dân ta. Do đó, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh vạch rõ bộ phản động của chúng để nhân dân hiểu rõ và cảnh giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét