Những luận điệu phi khoa học, vô căn cứ
Trên trang mạng “Danchimviet”, Trần Gia Phụng đăng bài viết “Đảng Cộng sản không có trái tim Việt Nam”. Với luận điệu phản động, phi khoa học, vô căn cứ, mang tính áp đặt, không có cơ sở lý luận và thực tiễn, Y cho rằng: “Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng CSVN chỉ làm lợi cho Đảng CSVN, làm lợi cho đảng viên CS và QTCS, cho Liên Xô, cho Trung Cộng, chứ chẳng làm gì có lợi cho đất nước, mà chỉ phá hoại đất nước về tất cả các mặt và điều nguy hiểm nhất là đảng nầy hiện nay đang âm mưu từ từ bán nước cho những kẻ bành trướng phương Bắc… “Đảng Cộng sản Nga chiếm được chính quyền ngày 7-11-1917. Sau ba năm tiêu diệt các thành phần đối lập và nhóm Bạch Nga, ổn định nội bộ, đảng CS Nga nghĩ đến việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản ra nước ngoài và cạnh tranh với các nước Âu Mỹ, vì trước đây, vào thế kỷ 19, nước Nga chậm hơn các nước Âu Mỹ, kể những nước nhỏ như Netherlands (Hà Lan), Belgium (Bỉ), Portugal (Bồ Đào Nha)… trong việc tiến chiếm thuộc địa trên thế giới.
Những luận điệu trên bộc lộ dã tâm, mưu đồ đen tối, nhằm xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi Đảng ta phái thoái lui, hòng thực hiện “đa nguyên, đa đảng”, từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội để đưa Việt Nam theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản; gây tâm lý hoài nghi, dao động, giảm sút niềm tin trong nhân dân, vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là những luận điệu hết sức phản động, chứa đựng nhiều mẫu thuẫn trong phân tích, đánh giá, nhận xét mang tính hồ đồ, chủ quan, áp đặt, bởi những luận cứ sau:
Thứ nhất, xuất phát từ luận điểm khách quan, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của chính đảng vô sản trong tiến trình cách mạng ở các quốc gia dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen trong học thuyết cách mạng và khoa học của mình đã chỉ ra rằng, giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến và cách mạng nhất trong xã hội, nhưng giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình khi thành lập ra được chính đảng đảm đương vai trò lãnh đạo, dẫn dắt giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân tiến hành đấu tranh cách mạng thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội. Từ thực tiễn cách mạng nước Nga, V.I.lênin chỉ rõ Đảng Cộng sản phải giữ vai trò duy nhất lãnh đạo nhà nước, xã hội, là người định hướng sự phát triển trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Thấm nhuần những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam muốn thắng lợi, trước hết phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
Thứ hai, bản chất, mục tiêu, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là vì lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân và dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích nào khác. Trong bối cảnh mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là chính Đảng duy nhất hội tụ đầy đủ phẩm chất, năng lực, tiêu chí để lãnh đạo đất nước, dân tộc Việt Nam phát triển. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn cầu thị và thường xuyên tự xây dựng, chỉnh đốn, nâng tầm trí tuệ, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, luôn nghiêm khắc và có trách nhiệm với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của mình. Trước những sai lầm, khuyết điểm, Đảng ta đều kiên quyết, khắc phục, sửa chữa.
Có thể khẳng định rằng, những luận điệu này dựa trên những phân tích không khoa học, không lôgíc, không hệ thống, không toàn diện và cũng hết sức phiến diện, quy chụp, phi thực tế. Do đó, không thể lật ngược một hiện thực hiển hiện và không thể bác bỏ cơ sở lý luận về vai trò, sứ mệnh, trọng trách to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam – Chính đảng duy nhất lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân Việt Nam giành nhiều thắng lợi lịch sử trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc vào giữa thế kỷ XXI.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét